10 November 2022

0 bình luận

Củ ấu

10 November 2022

Tác giả: thuc


Củ ấu

Tên tiếng Việt: Củ ấu, Lăng mác, Mác coóc (Tày)

Tên khoa học: Trapa bicornis Osb. var. cochinchinensis (Lour.) Gluck. ex Steen.

Họ: Trapaceae (Củ ấu)

Công dụng: Giải độc, chữa sài giật, cảm sốt, đau đầu và trừ rôm sảy (Quả). Vỏ chữa loét dạ dày, loét tử cung. Toàn cây chữa trẻ em sài đầu, giải độc rượu và làm sáng mắt.

 

 

Mô tả cây

  • Cây thủy sinh nổi, gốc dính vào bùn, thân ngắn, dày, có lông.
  • Lá ở dưới nước chìm, hình lông chim có thùy dạng sợi dài 1-4cm; các lá nổi dài 4-5cm, rộng 6-7cm, dày, màu xanh đậm hay đo đỏ, mặt dưới có lông dày trên các gân; cuống lá dài 5-20cm, hơi phù ở 1/3 trên, màu đo đỏ.
  • Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở nách lá, cánh hoa nhăn, dài 1,5cm.
  • Quả (thường được gọi là củ) bế có lông, gần như hình tim ngược, cao 2-3cm, rộng 5cm, có hai sừng cong hướng lên, dài 2cm có gai ở đỉnh. Hạt có một lá mầm to, một lá mầm nhỏ, chứa đầy bột.
  • Ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 7-9.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây củ ấu được trồng ở các ao đầm khắp nơi trong nước ta. Trồng bằng hạt hay bằng chồi. Mùa hoa (ở miền Bắc) vào các tháng 5-6, mùa quả vào các tháng 7-9.
  • Quả dùng để ăn. vỏ quả và toàn cây làm thuốc. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.
  • Người ta nhân giống Ấu bằng quả, từ quả sẽ sinh ra những dây Ấu; dùng 4-5 dây này nhổ sát gốc làm một tôm để đem cây nhân giống tiếp hoặc trồng hẳn ở nơi có bùn để cho rễ bám nhanh và để lá nổi trên mặt nước; tuy nhiên trong tự nhiên, quả rụng xuống nước và tái sinh thành cây con dễ dàng lan tỏa trên diện tích rộng của mặt nước.

Người ta dựa vào hình dạng của quả để chia ra:

  • Ấu nâng gương là Âu đã ra quả thành thục, chưa quá già, màu nâu, lá không còn nằm ngang mặt nước mà đã lên chếch với mặt nước. Lúc này thu hoạch dễ (vì quả chưa bị rụng xuống bùn) và luộc ăn ngon;
  • Âu sừng trâu, quả đã già màu đã chuyển từ nâu sang đen sẫm, vỏ cứng như sừng, nhân có nhiều bột, cần thu hoạch sớm.

Thành phần hóa học

Trong hạt ấu có tinh bột chừng 49% và chừng 10,3% protit. Các chất khác chưa thấy nghiên cứu.

Tính vị, công năng

  • Củ Ấu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ mát, giải nắng nóng, dã các chất thuốc có độc; ăn thì bổ ngũ tạng, no lòng không đói, yên trong bụng và nhẹ mình.
  • Vỏ quả có tính tăng lực và hạ nhiệt.

Công dụng

Quả thường dùng luộc nấu chín ăn hay rang ăn. Từ hạt có thể chế ra một loại bột, nếu thêm đường hoặc mật làm bánh ăn ngon.

Vỏ quả sao cho thơm, sắc uống chữa sốt, chữa mệt nhọc khi bị sốt rét. Còn dùng chữa loét dạ dày và loét cổ tử cung.

Toàn cây chữa trẻ con sài đầu, giải độc rượu, làm cho sáng mắt. Ngày dùng 10-16g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

  • Ở Trung Quốc, cũng dùng ăn hoặc nấu rượu. Người ta dùng quả sao lên để chữa cảm sốt và đau đầu, còn dùng làm thuốc cường tráng.
  • Ở Campuchia, người ta chế ra một loại nước dễ uống có tác dụng chống suy nhược do bị bệnh sốt rét và các loại sốt khác.

Liều dùng: 10-16g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giá cây tươi đắp không kể liều lượng.

Đơn thuốc:

  • Giải trúng nắng và dã các chất độc của thuốc, dụng củ Ấu tươi giã nhỏ, chế thêm nước nguội mà uống thật nhiều.
  • Chữa rôm sẩy hay da mặt khô sạm, dùng củ Ấu tươi giã xoa.

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More