10 November 2022

0 bình luận

Củ Đậu

10 November 2022

Tác giả: thuc


Củ Đậu

Tên tiếng Việt: Củ đậu, Củ sắn, Đậu thự, Mằn cát (Tày), Mằn phao

Tên khoa học: Pachyrhizus erosus (L.) Urb.

Tên đồng nghĩa: Dolichos erosus L.

Họ: Fabaceae (Đậu)

Công dụng: Sát trùng, ghẻ, hắc lào (Hạt giã với dầu vừng bôi). Củ tươi dùng xát vào mặt chống nẻ và làm săn da. Hạt độc chú ý khi dùng.

 

 

Mô tả cây

  • Cây thảo mọc leo, sống một năm. Rễ củ mập, hình con quay, có khi hơi dẹt, vỏ ngoài màu vàng. Thân hóa gỗ, cành có lông thưa và sớm rụng.
  • Lá kép gồm 3 lá chét rộng, nhẵn, dài 4-8cm, rộng 4-12cm, lá chét bên lệch, gân gốc 3, gân phụ thành mạng, mép hơi khía răng; cuống lá kép dài 7-15 cm; lá kèm rụng sớm.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm; lá bắc nhỏ; hoa mọc dày đặc ở ngọn, màu đỏ tía hoặc tím nhạt; đài hoa hình chuông, có lông, có 4 răng; cánh hoa có móng dài, cánh cờ hình mắt chim, có 2 tai nhỏ, cánh môi gần hình liềm; nhị 2 bó; bầu có lông.
  • Quả đậu, thuôn dài, hơi có lông, hạt dẹt.
  • Mùa hoa tháng 6-8; mùa quả tháng 9-11.

Phân bố và thu hái

  • Cây củ đậu được trồng khắp nơi ở Việt Nam vùng đồng bằng cũng như miền núi để lấy rễ củ ăn, hạt dùng làm thuốc, nhưng ít dùng vì có độc.
  • Mùa thu hoạch hạt: tháng 11-12.

Thành phần hoá học

  • Trong rễ củ (củ đậu) sau khi đã bóc vỏ có tới 90% nước; 2.4% tinh bột; 4,51% đường toàn bộ (biểu thị bằng glucoza), 1,46% protit, 0,39% chất vô cơ, không thấy có chất béo, không thấy có tannin, không có axit xyanhydric. Có men peroxydaza, amylaza và photphataza
  • Trong hạt củ đậu có 12,27% độ ẩm; 20,13% chất béo; 30,61% chất protit; 4,8% tannin; 5,85% tinh bột; 3,25% đường toàn bộ (biểu thị bằng đường glucoza). Trong hạt củ đậu có một chất độc gọi là rotenone C23H22O6 và tephrosin C23H22O7
  • Tỷ lệ rotenone trong hạt củ đậu khoảg từ 0,56-1,01%. Trong lá cũng có các chất như trong hạt

Tác dụng dược lý và công dụng

  • Rễ củ đậu không độc, được dùng ăn sống hoặc xào nấu chín. Có khi người ta ép củ lấy nước bôi mặt để làm cho da mịn màng và khỏi nẻ.
  • Lá độc đối với cá và các loài nhai lại nhưng không độc đối với ngựa
  • Hạt độc đối với cá và sâu bọ. Tại Trung quốc, người ta dùng nó để trị các loại sâu hại rau, rệp bông, rầy bông (một kg hạt giã nhỏ, thêm nước xà phòng và 200ml nước)
  • Nhân dân ta vẫn dùng hạt củ đậu giã nhỏ trộn với dầu để chữa một số bệnh ngoài da. Tuy nhiên có độc, cần chú ý để tránh ngộ độc

Đơn thuốc có dùng hạt củ đậu

Làm thuốc phun trừ rệp rau và rệp thuốc lá. Hạt củ đậu ngâm nước một đêm, sau giã nhỏ, thêm nước với tỷ lệ 1,5%-2% hoặc 4% trộn đều. phun lên những cây bông, cây rau ấy thuốc lá ở ngoài ruộng. Sau 24 giờ đến 36 giờ rệp và nhện đỏ chết hết hay gần hết (90-100%).

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More