10 November 2022

0 bình luận

Củ Năn

10 November 2022

Tác giả: thuc


Củ Năn

Tên tiếng Việt: Củ năn, Mã thầy, Ô vu

Tên khoa học: Eleocharis dulcis (Burm.f.) Hensch var. tuberosa (Roxb.) T. Koyama

Họ: Cyperaceae (Cói)

Công dụng: Giải nhiệt, tiêu đờm, bổ dạ dày (Rễ củ sắc uống).

 

 

Mô tả

  • Cây thảo, sống lâu năm, có thân rễ nhỏ mọc bò. Rễ củ hình cầu dẹt, vỏ ngoài có vòng đốt rõ, màu tím đen hoặc nâu đen, ruột màu trắng. Thân hình trụ, mập, rỗng, có thể cao đến 1m, mặt ngoài có rãnh, mặt trong có ոհững vách ngang, khi khô trở nên xốp.
  • Lá thoái hóa, gốc thân còn lại 2-3 lá chét, bẹ lá mỏng hay bị rách.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành bông nhỏ hình trụ, mầu vàng đỏ hoặc nâu nhạt, gồm nhiều vảy mọc đứng, xếp lợp lên nhau, vảy hình trái xoan rộng, đầu bằng, lưng có nhiều rãnh, hoa xếp theo dạng xoắn ốc dài 1,5-4 cm.
  • Quả bế dài bằng 1/3 vảy, hình trứng ngược, hai mặt lồi và hơi có 3 cạnh, dài 2–4 mm.

Phân bố, sinh thái

Chi Eleocharis R.Br. ở Việt Nam có 13 loài. Loài củ năn có hai loại tương đương với 2 thứ (var) trong phân loại học. Loại củ to, màu nâu đen có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau được trồng phổ biến ở nhiều nơi, như nam Trung Quốc, bắc Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản và một số nước khác. Loại củ nhỏ cũng có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Malaysia, Philippin và Tân Guinê. Ở Việt Nam loại này mọc hoang dại ở vùng Đồng Tháp Mười, chịu được đất phèn.

Cả hai loại củ năn đều là những loại cỏ sống ở nước. Củ của chúng còn được coi như một loại thân ngầm, bởi khả năng mọc chồi thân từ các đỉnh sinh trưởng. Loại củ năn to thường được trồng trong các ao hồ (nước nông) hoặc đồng chiêm trũng ở tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên. Cây trồng bằng nhánh con hay bằng củ, sau tao thành khóm. Cây trồng sau 200 – 240 ngày cho thu hoạch, sản lượng đạt 10-15 tấn một hecta.

Bộ phận dùng

Củ.

Thành phần hóa học

Củ năn chứa 77%, carbohydrat và 8% protein. Có tác giả cho biết củ năn chứa 60% tinh bột, 7% protein và ít đường (Đỗ Tất Lợi, 1999). Có tài liệu ghi phần không tan trong cồn của củ năn chứa 50% pectin (Klockeman DM 1992, CA 117 (1992). 190196p)

Νgoài ra,  củ năn còn cό acid (- ) (1S, 3S) -1- methyl 1, 2, 3, 4 – tetrahydro – P – carbolin. – 3 – carboxylic (CA 127: 38805j)

Có tài liệu cho biết củ năn có chất puchiin (The Wealth of India III, 1952)

Tác dụng dược lý

Dịch ép từ củ năn có tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng Staphylococcus aureus, Escherichia coli và Aerobacter aerogen. Hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn chiết từ củ năn là puchiin.

Củ năn có tác dụng cầm máu. Thân cây củ năn có tác dụng lợi tiểu.

Tính vị, công năng

Thân cây củ năn (bộ phận trên mặt đất) có vị đắng, tính bình, có tác dụng hóa thấp nhiệt, lợi tiểu tiện, thông lâm.

Công dụng

Củ năn được dùng ăn sống hoặc nấu canh với thịt, có khi nấu chè hoặc làm mứt. Củ năn là loại thức ăn bổ mát. Ngoài công dụng làm thức ăn, củ năn còn được dùng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường, bệnh gan vàng da, lỵ ra máu, đại tiện táo bón, mắt sưng đỏ, bệnh sởi ở trẻ em, và làm thuốc tăng thị lực. Ngày dùng 10-20g, dưới dạng thuốc sắc. Ở Trung Quốc thân cây củ năn được dùng chữa tiểu tiện khó khăn, nấc ợ, với liều dùng 9-10g sắc nước uống.

Bài thuốc có củ năn

Chữa phù toàn thân, tiểu tiện khó khăn. Thân cây củ năn 10–20g, lô căn (tươi) 30g. Sắc nước uống.

Nguồn: Cây thuốc  và động vật làm thuốc ở Việt Nam.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More