10 November 2022

0 bình luận

Cúc bạch nhật

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cúc bạch nhật

Tên tiếng Việt: Cúc bạch nhật, Thiên kim hồng, Bách nhật hồng, Bách nhật bạch, Thiên nhật hồng

Tên khoa học: Gomphrena globosa L.

Họ: Amaranthaceae (Rau dền)

Công dụng: Mới được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc chữa hen suyễn đối với người lớn, trẻ con bụng đầy, tiểu tiện khó khăn, trẻ con sốt quá hoá mê sảng.

 

 

 

Mô tả cây

  • Cây thân thảo, mọc hăng năm, thân mọc thẳng đứng, cao chừng 50cm, thân và lá đều có lông mềm, nhỏ. Thân  to, hình trụ, trên có phân nhánh, cành hơi hình vuông. Chỗ đốt hơi phình to, mặt hơi có màu tím hồng.
  • Lá đơn, mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng ngược, dài 5 đến 10cm, rộng 2-5cm đầu lá nhọn hay hơi tù, phía cuống thon lại thành cuống.
  • Cụm hoa hình đầu, màu tím nhạt hay hồng sẫm hoặc trắng, đường kính của cụm hoa chừng 1,5- 2cm.
  • Mùa hoa: tháng 7-12

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây này thường được trồng làm cảnh ở các công viên.
  • Mọc và được trồng ở Việt Nam và Trung Quốc. Tại các nước nhiệt đới khác đều có mọc. Người ta hái hoa, phơi hoặc sấy khô.

Bộ phận dùng

Cụm hoa, cành và lá

Thành phần hoá học

Trong cụm hoa cúc bạch nhật người ta chiết được các loại betaxyamin trong đó có gomphrenin I, gomphrenin II, gomphrenin III, gomphrenin V và gomphrenin VI. Ngoài ra còn có một ít amaranthin và izoamaranthin (Phytochemistry, 1966, 5, 1037 và 1967, 6, 703)

Công dụng và liều dùng

  • Mới được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc chữa hen suyễn đối với người lớn, trẻ con bụng đầy, tiểu tiện khó khăn, trẻ con sốt quá hóa mê sảng.
  • Liều dùng hàng ngày: 6-12g, dưới dạng thuốc sắc, khi uống có thêm ít rượu trắng cho chóng dẫn.
  • Cần chú ý nghiên cứu.

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More