10 November 2022

0 bình luận

Cúc liên chi dại

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cúc liên chi dại

Tên tiếng Việt: Cúc liên chi dại

Tên khoa học: Parthenium hysterophorus L.

Họ: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: Làm xe, điều kinh, cường dương (Rễ sắc uống). Thân lá phơi khô sắc uống chữa chứng tim đập nhanh.

 

 

Mô tả cây

  • Cúc liên chi dại là một loại cỏ mọc hoang ở khắp nơi, sống hàng năm, cao chừng 0,3-1m, rất nhiều cành, toàn thân cành đều có lông ngắn.
  • Lá mọc so le, lá phía dưới 2 lần xẻ lông chim, gần như không có cuống, thùy tù, lá phía trên xẻ lông chim hoặc nguyên. Cụm hoa hình đầu, tụ thành chùy. Tổng bao 6-7mm hình bán cầu, có hai loại lá bắc: 5 lá bắc ở phía trong rộng hơn, hình khiên, mọc đối so với lá bắc ngoài: 5 hoa cái.
  • Quả bế 5 do các hoa cái xung quanh sinh ra.
  • Mùa hoa quả : tháng 5-8.

Phân bố, thu hái và chế biến

Nguồn gốc cây này ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, mọc khắp ở Việt Nam, nhiều nhất ở các nơi đất bỏ hoang ở Hà Nội

Thành phần hoá học

  • Chưa được nghiên cứu kỹ. Theo tài liệu, trong cây này có chứa ancaloit gọi là parthenin dưới dạng vảy mỏng, đen rất đắng, tan trong nước. theo Guyot, đây không phải là một chất nguyên, mà là một chất phức chất giống như digitalin hay scillitin
  • Chất Parthenin được coi là hoạt chất của cây: 100mg hoà tan trong nước đặt trên lưỡi sẽ gây chảy nước bọt rất nhiều. Nó có tác dụng chữa nhức đầu thường xuyên hay từng cơn. Theo Guyot thì nó không có tác dụng chữa sốt
  • Gần đây Ulrici ở La Hanava đã chiết từ lá và hoa cây này một ancaloit gọi là pacthenixin dưới dạng tinh thể không màu, bóng và đắng. Chất pacthenixin độc ở liều cao và được đề nghị dùng với liều 1g /ngày để chữa sốt, nhức đầu.

Công dụng và liều dùng

  • Cây này chưa thấy được dùng ở Việt Nam
  • Tại các nước khác, như ở đảo Giamaic, người ta dùng cây để chữa các vết loét, một số bệnh ngoài da, đặc biệt chữa bệnh sang bạch hành (herpes)
  • Chất parthenin dùng với liều nhỏ, tăng dần từ 100mg-2g sẽ gây trong dạ dày một cảm giác nóng và giúp sự tiêu hoá
  • Chú ý nghiên cứu thêm

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More