10 November 2022

0 bình luận

Cửu lý hương

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cửu lý hương

Tên tiếng Việt: Cửu lý hương, Vân hương

Tên khoa học: Ruta graveolens L.

Họ: Rutaceae (Cam)

Công dụng: Toàn cây chữa vô sinh, kinh nguyệt không đều, co giật, u sầu, giun đũa, cảm lạnh, sốt, trẻ em co giật, đau thượng vị, đau thoát vị, đau răng, eczema, đinh nhọt, đòn ngã tổn thương, viêm mủ da

 

Mô tả cây

  • Cây nhỏ sống dai, nhiều cành, cao 80cm.
  • Lá mọc so le, vò có mùi hắc, phiến lá 2-3 làn xẻ lông chim, mọc ở dưới gốc, phía trên ít xẻ hơn.
  • Hoa mọc thành ngù, hoa màu vàng, lá dài 3 cạnh, 4 cánh hoa, 10 nhị, khi chín bao phấn tự động áp vào đầu nhụy.
  • Quả khô gồm 4-5 đại đính ở phía gốc.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mọc hoang dại và được trồng ở một số vùng nước ta để làm thuốc. Còn mọc ở nhiều nước ôn đới như Pháp, Ý, Bắc châu Phi.
  • Cây được ghi chính thức dùng làm thuốc trong Dược điển Pháp, 1949. Nhưng lại được ghi là thuốc độc bảng A do tính chất gây sẩy thai. Tác dụng sảy thai người ta cho là do tinh dầu có trong cây

Thành phần hóa học

Ngoài một số ancaloit phát hiện trong quả (skimmianin, graveolin) và trong rễ (fagarin), người ta còn thấy:

  • 1% đến 2% rutozit được tách riêng từ trong cây này ra. Nhưng hiện nay người ta chiết rutozit trên quy mô công nghiệp từ những nguyên liệu khác như hoa hòe, mạch ba góc…
  • 1% tinh dầu trong đó thành phần chủ yếu là metylnoyxeton kèm theo một số chất khác như metylheptyl, metyloctyxeton; Các hợp chất cumarin như becgapten, xanthotoxin

Công dụng và liều dùng

  • Tác dụng gây sảy thai của cửu lý hương đã được biết từ thời xa xưa. Nhân dân châu Âu xưa kia thường dùng cửu lý hương để chữa bệnh dại, bán thân bất toại, thuốc giun. Hiện nay thấy ít ghi trong các dược điển. Nhưng cửu lý hương vẫn được nhân dân nhiều nước dùng làm thuốc điều kinh với liều 0,05- 0,10g/ ngày. Có thể gây rong huyết, viêm ruột.
  • Người ta cho thấy chất độc trong cửu lý hương là chất metyloctyxeton.

Năm 1965 tác dụng trừ co thắt (spasmolytique) được xác định:

Dùng ngoài làm thuốc đắp nơi đau nhức

  • Một tài liệu Trung quốc xác định tên khoa học Murraya paniculata (L.) Jack. Nhưng không đúng
  • Tính vị: cay (tâm), khí lương, ôn (ấm) không độc, vào 3 kinh tâm, phế, thận
  • Công dụng: hành khí, chỉ thống (giảm đau) hoạt huyết tán ứ. Dùng chữa bị đánh, ngã sưng đau, phong thấp, khí thống. Ngày dùng 15g -30g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Âm hư hỏa vượng tránh dùng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More