10 November 2022

0 bình luận

Dạ hương

10 November 2022

Tác giả: thuc


Dạ hương

Tên khoa học: Cestrum nocturnum L.

Họ: Cà (Solanaceae)

Công dụng: trị kinh phong, các rối loạn tâm thần.

Mô tả

  • Cây nhỏ, dạng bụi, cao 2 – 3m, phân nhánh nhiều. Thân cành mảnh nhẵn, màu lục vàng.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc trái xoan, dài 5 – 10 cm, rộng 1,5 – 3 cm, gốc hình nêm hoặc tròn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, mép nguyên; cuống lá dài 0,8 – 1,2 cm.
  • Cụm hoa mọc ở ngoài kẽ lá hoặc đầu cành thành chuỳ nhiều hoa, dài hơn lá, cuống cụm hoa dài 2 – 3 cm, hoa màu lục nhạt, thơm về đêm, đài hình chuông, dài 4 mm, nhẵn, có 5 răng rất nhỏ, hình tam giác nhọn; tràng có ống hẹp dài khoảng 2 cm, hình phễu, 5 cánh hình trái xoan, nhị 5, chỉ nhị hình chỉ; bầu 2 ô, chứa nhiều noãn.
  • Quả mọng, hình trứng, đường kính 4 – 5 mm, màu trắng, hạt nhiều, dẹt.
  • Mùa hoa: tháng 2 – 4.

Phân bố, sinh thái

Chi Cestrum L. hiện có 2 loài ở Việt Nam, đều là cây nhập trồng làm cảnh, đó là dạ hương hoa trắng hoặc lục nhạt và dạ hương hoa tím hồng (C. elegans (Brongn.) Schlechter) (Nguyễn Tiến Bân, et al., 2005).

Dạ hương có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ, không rõ được nhập trồng vào Việt Nam từ khi nào. Hiện nay, cây được trồng rải rác trong nhân dân hay các nơi công cộng và đình, chùa.

Dạ hương là loại cây ưa sáng, ưa ẩm, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân – hè. Cây ra hoa nhiều hằng năm, hoa nở về đêm và có mùi thơm.

Bộ phận dùng: Lá.

Thành phần hoá học

Qua quá trình sinh trưởng, cây dạ hương mọc Việt Nam chứa saponin steroid (5,24% ở hoa, 4,50% ở lá, 4,25% ở rễ) 4,11% ở phần trên mặt đất.

  • Lá chứa một glycosid spirostanol là nocturnosid, 2 glucosid thuộc nhóm cesternosid A và B là 2 – sec – butyl – 4, 6 – dihydroxyphenyl – 8 – D – glucosid và 2 – sec – butyl – 4, 6 – dihydrophenyl – 6 – acetyl – β- D (Compendium of Indian Medicinal Plants V, 1999).
  • Hương thơm có mùi đặc trưng của hoa được nhận dạng là acetaldehyd và linalool.

Tác dụng dược lý

Cao chiết nước từ cây loại bỏ rễ của dạ hương đã thể hiện hoạt tính hạ huyết áp trên huyết áp bình thường và trên đáp ứng tăng huyết áp với adrenalin và đáp ứng hạ huyết áp với acetylcholin và histamin.

Có tác dụng ức chế co thắt hồi tràng cô lập chuột lang gây bởi acetylcholin clorid, histamin acid phosphat, hoặc bari clorid, và có tác dụng lợi tiểu.

Đã khảo sát hoạt tính kháng nấm và kháng khuẩn của cao chiết giàu flavonoid và cao nước cô đặc sau khi đã loại bỏ flavonoid của dạ hương.

Cao nước cô đặc không có hoạt tính kháng các vị sinh vật thử nghiệm trong khi cao chiết giàu flavonoid có cả hoạt tính kháng nấm và kháng khuẩn đối với nhiều vi sinh vật thử nghiệm. Kiểu hoạt tính kháng khuẩn mà cao chiết giàu flavonoid thể hiện, tức là có tác dụng ức chế các vi khuẩn Gram – dương mà không ức chế các vị khuẩn Gram âm, gợi ý về hoạt tính kháng khuẩn có chọn lọc. Các flavonoid được chứng minh là chỉ có hoạt tính ức chế các nấm, là: Aspergillus flavus và Candida albicans

Công dụng

Lá dạ hương có thể có độc tính, được dùng trị kinh phong.

  • Ở Indonesia, hoa dạ hương có trong thành phần một thuốc phức hợp dùng điều trị các rối loạn tâm thần.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More