10 November 2022

0 bình luận

Dạ minh sa

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Dạ minh sa

Tên tiếng Việt: Dạ minh sa, phân con dơi, thiên thử phẩn, biên bức phần.

Tên khoa học: Excrementum Vespertilii

Công dụng: Chữa những bệnh về mắt (thong manh, không trông thấy gì), quáng gà, ngoài ra còn dùng chữa trẻ con cam tích, kinh phong; có khi đốt lên cho uống để cho ra những thai chết trong bụng.

 

Dạ minh sa 1

Hình ảnh con Dơi

Nguồn gốc và chế biến

  • Người ta dùng phân của nhiều loài dơi. Thường ở nước ta có những loài Vespertilio superans Thomas có lỗ mũi bán nguyệt, chi Kerevoula có lỗ mũi tròn, loài dơi nhà Pachyotus kuhli thuộc họ Vespertilionidae, loài Rhinolophus ferrum equinum Schreber thuộc họ Dơi có lá mũi Rhinolophidae.
  • Tại Trung Quốc người ta còn dùng phân của loài dơi tai to Plecotus auritus L. thuộc họ Dơi tai to Vespertilionidae (Rhiniophidae).
  • Việc khai thác dạ mình sa có thể tiến hành quanh năm: Thường người ta vác đuốc, mang bao tải và cào vào những hang có dơi ở, cào phân dơi vào bao, đem về loại bỏ tạp chất, phơi khô là được. Khi dùng người ta thường sao cho thơm. Trong dạ minh sa người ta thấy ngoài phân ra có những bộ phận, những sâu bọ con dơi ăn mà chưa tiêu hóa được như mắt muỗi, cánh, mảnh thân, mảnh chân, răng những sâu bọ v.v…
  • Tại những vùng không có hang dơi thiên nhiên, đặt biệt một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, không rõ từ bao giờ đã xuất hiện phong trào “nuôi dơi lấy phân”. Nói “nuôi dơi” không hoàn toàn đúng, vì người ta có cho dơi ăn uống gì đâu? Người ta chỉ làm một cái “dàn” cho dơi đến ở qua lúc mệt mỏi, và “trả công” cho người làm “dàn” bằng một đống phân dơi. “Dàn dơi” hay “chuồng dơi” thực tế chỉ là một số cọc tre chôn chặt xuống đất theo hai hàng, trên khép lại hình núi, cao 5-7m. Việc chôn những cọc tre phải thật sâu, thật chắc nếu không đến mùa nước lớn, “chuồng” hay “dàn” dễ bị sụp đổ, đè dơi chết. Trên đỉnh các cọc tre phải lợp và treo dầy lá cây thốt nốt. Những lá thốt nốt này phải xếp đủ dầy, nhưng phải đủ thoáng và hợp vệ sinh để rắn lục và rệp khỏi hại dơi. Sau khi làm “chuồng dơi”, việc trước hết là kiếm cho được vài con “dơi chúa” bò vào lồng treo trong “chuồng”. Con dơi chúa sẽ gọi bầy đàn dơi đến cùng sinh sống như một đại gia đình. Để giữ vệ sinh, an toàn cho dơi, thường xuyên cần thay lá và phát quang xung quanh chuồng để dơi khỏi sợ rắn lục, rệp mà bỏ đi nơi khác. Đến tham quan chuồng dơi ở xà Mỹ Đông huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp, chúng ta có thể thấy tại đây hầu như nhà nào cũng dựng 2-3 dàn dơi ở sau nhà, người ta đã tính mỗi chuồng dơi, mỗi ngày cho một tạ phân dơi, trị giá 18.000đ (5/1984), có người còn tính, mỗi năm, mỗi chuồng dơi, sau khi trừ mọi khoản chi phí còn được một cây vàng, tương đương trồng thu hoạch 4-5 công lúa.
  • Nhưng hiện nay những người nuôi dơi lấy phân ở đồng bằng sông Cửu Long đang băn khoăn trước phong trào thịt dơi thành một món ăn đặc sản. Hai nghề lại có quyền lợi trái ngược nhau.

Thành phần hóa học

Trong dạ minh sa người ta đã phân tích thấy các chất như urê, axit uric và một lượng nhỏ vitamin A.

Công dụng và liều dùng

Dạ minh sa là vị thuốc chỉ thấy dùng trong nhân dân để làm thuốc chữa những bệnh về mắt (thong manh, không trông thấy gì), quáng gà, ngoài ra còn dùng chữa trẻ con cam tích, kinh phong; có khi đốt lên cho uống để cho ra những thai chết trong bụng.

Tính chất ghi trong các sách cổ là dạ minh sa vị cay, hàn, không có độc, vào can kinh, có tác dụng hoạt huyết. Khi người ta đau mắt là do can (gan) có tính huyết xông lên mắt cho nên dùng dạ minh sa để chữa gan.

Phàm những trường hợp hư hàn không dùng được. Ngày dùng 3 đến 6g dưới hình thức thuốc sắc hay thuốc viên.

Đơn thuốc có dạ minh sa, dùng trong đông y

  1. Chữa thong manh, quáng gà, mắt khô, mờ v.v… (đơn thuốc kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền). Dạ minh sa 5g (bọc vào lụa hay vải), cốc tinh thảo 6g, quyết minh tử 10g, mật mông hoa 6g, cam thảo 3g, nước 600ml, sắc còn 200ml, lọc bỏ bã chia 3 lần uống trong ngày.
  2. Chữa trẻ con quáng gà: Dạ minh sa sao vàng, nghiền nhỏ hòa với mật lợn, viên bằng hạt đậu xanh dùng cho trẻ con quáng gà uống, ngày uống 4 đến 6 viên, dùng nước cơm hay nước cháo để chiêu thuốc.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>