10 November 2022

0 bình luận

Đại Táo

10 November 2022

Tác giả: thuc


Đại Táo

Tên tiếng việt: Đại táo, Táo tàu, Táo đen

Tên khoa học: Zizyphus sativa Mill

Họ: Rhamnaceae (Táo ta)

Công dụng: Thuốc bổ, kích thích tiêu hoá, an thần, ho (Quả).

 

Mô tả cây

  • Đại táo là một cấy nhỡ hay cây to. Lá mọc so le, lá kèm thường có dạng thành gai. Cuống lá ngắn 0,5-lcm, phiến lá hình trứng, đầu hẹp lại, dài 3-7cm, rộng 2-3,5cm, mép có răng cưa thô, trên mặt rõ 3 gân chính, gân phụ cũng nổi rõ. Hoa nhỏ, mọc thành tán ở kẽ lá, mỗi tán gồm 7-8 hoa. Cánh hoa màu vàng xanh nhạt. Đài, tràng và nhị đều 5. Quả hạch hình cầu hay hình trứng, khi non có màu nâu hoặc xanh nhạt, khi chín có màu dỏ sẫm. Vỏ quả mẫm vị ngọt. Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 7-9.

Phân bố, thu hái và chế bỉến

  • Cho tới nay, đại táo ta dùng vẫn hoàn toàn phải nhập của Trung Quốc. Tại trung Quốc, đại táo nhiều nhất ở Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Phúc Kiến, Thiềm Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam.
  • Vào tháng 9, quả chín hái về phơi hay sấy khô là được. Thường chọn những quả mẫm, hạch nhỏ, vị ngọt, màu đỏ được coi là tốt.

Thành phần hóa học

  • Trong đại táo có 3,3% protid, 0,4% chất béo, 73% hyđrat cacbon, 0,061% canxi, 0,055% photpho, 0,0016% sắt, 0,00015% caroten,0,012% vitamin C.

Công dụng và liều dung

  • Đại táo là một vị thuốc rất phổ biến trong các đơn thuốc.
  • Theo tài liệu cổ đại táo vị ngọt, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng vị sinh tân dịch, điều hoa doanh vệ, hòa giải các vị thuốc khác. Dùng chữa tỳ hư sinh tiết tả, các bệnh do doanh vệ không điều hòa. Phàm đau răng, đờm, nhiệt, trung mãn, không nên dùng.
  • Thường dùng hiện nay trong hầu hết các đơn thuốc, mỗi ngày cho uống từ 5 đến 10 quả làm thuốc bổ tỳ vị, nhuận phế, chữa ho, điều hòa khí huyết.

Đơn thuốc có đại táo

  • Chữa sau khi sốt khỏi, miệng khô, cổ đau, hay ngủ: Đại táo 20 quả, ô mai 10 quả, hai thứ giã nát, nhào mật mà ngậm trong nhiều ngày.
  • Phụ nữ có thai hay đau bụng: Đại táo 14 quả đốt ra than cho uống.
  • Trẻ con cam tẩu mã: Đại táo 1 quả, hoàng bá 6g. Hai vị đốt ra than. Tán nhỏ. Sát vào răng.
  • Bát trân thang: Đương quy (tẩm rượu) 12g, bạch thược 12g, bạch linh 12g, xuyên khung 6 – 8g, đại táo 2 quả, đảng sâm 12g, bạch truật (sao) 12g, thục địa 12g, chích thảo 2 – 4g, sinh khương 2 – 3 lát

Cách dùng: sắc nước uống.

  • Tác dụng: Ích khí bổ huyết. Bài thuốc được dùng để chữa chứng bệnh lâu ngày làm cho cơ thể suy nhược có hội chứng bệnh lý khí hư và huyết hư.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More