10 November 2022

0 bình luận

Dâm bụt

10 November 2022

Tác giả: thuc


Dâm bụt

Tên tiếng việt: Dâm bụt, Râm bụt cánh xẻ

Tên khoa học: Hibiscus rosa-sinensis L.

Họ: Malvaceae (Bông)

Công dụng: Chữa mụn nhọt, bụng đầy (Lá, Rễ). sỏi bàng quang (Lá già). Lá chữa viêm niêm mạc dạ dày - ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, ghẻ lở. Rễ trị khí trệ bụng đầy.

 

 

Mô tả cây

  • Dâm bụt là một loại cây nhỡ, cao từ 1-2m.
  • Lá đơn, móc cách, có lá kèm, phiến lá khía răng cưa.
  • Hoa to, mọc đơn độc, đều, lưỡng tính, màu đỏ. Tiểu đài 6-10. Đài gồm 3 lá đài, màu lục dính vào nhau. Tràng 5, rời nhau, phiến rộng, mỏng hẹp.
  • Bộ nhị đơn thể gồm nhiều nhị dính liền nhau bởi chỉ nhị thành một ống dài mang những bao phấn chỉ có một ổ phấn, 5 lá noãn dính nhau thành một bầu thượng 5 ô, mỗi ô chứa hai dây noãn theo kiểu noãn trung trụ. Vòi dài nằm trong ống nhị, đầu nhụy có 5 núm. Quả là một nang

Phân bố, thu hái và chế biến

Trồng khắp nơi trong Việt Nam để làm cảnh và làm hàng rào. Còn mọc ở Malaysia,Philipin, Indonexia

Thành phần hoá học

  • Chưa có tài liệu nghiên cứu
  • Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy trong hoa dâm bụt có chất antoxyanozit, lá có chất nhầy

Công dụng và liều dùng

  • Nhân dân rất hay dùng lá và hoa tươi giã nhỏ với ít muối đắp lên những mụn nhọt đang nung mủ, khô thuốc lại thay. Mụn nhọt sẽ đỡ nhức và chóng vỡ mủ. Vỏ rễ dâm bụt sắc với nước dùng uống để chữa xích và bạch lỵ, bạch đới khí và để rửa mụn nhọt. Ngày dùng 4-12g vỏ rễ. Nước sắc này còn dùng ngâm, rửa bôi trị trĩ, mụn nhọt với liều không giới hạn.
  • Tại Trung quốc người ta dùng vỏ rễ làm thuốc điều kinh, tẩy máu.

Chú thích:

  • Tại Trung quốc và ở nước ta cũng có nơi dùng cây hồng cận biếc hay mộc cận (Hibiscus syriacus L hoặc Hibiscus chinensis DC) với cùng một côngdụng. Cây này là một cây nhỡ cao 3-5m. Lá hình trái xoan, 3 thùy cắt không đều, phía trên có răng cưa dài 8cm rộng 6cm. Hoa đơn độc, màutrắng hồng, tím hoặc tía
  • Tại Malaysia người ta dùng cây này pha nước để uống như pha chè để thông tiểu tiện và chữa mẩn ngứa.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More