10 November 2022

0 bình luận

Đậu đen

10 November 2022

Tác giả: thuc


Đậu đen

Tên tiếng việt: Đậu đen, Hắc đậu, Thúa đăm (Tày)

Tên khoa học: Vigna cylindrica L.Skeels

Họ: Fabaceae (Đậu)

Công dụng: Thuốc giải nhiệt, phong thấp, giảm đau (Hạt).

 

Mô tả cây

  • Đậu đen là một loại cỏ mọc hang năm, toàn thân không có lông. Lá kép gồm 3 lá chét mọc so le, có lá kèm nhỏ, lá chét giữa to và dài hơn là chét hai bên. Hoa màu tím nhạt. quả giáp dài, tròn, trong chứa từ 7-10 hạt màu đen. Ngay trong đậu đen, lại có loại đậu đen trắng long và đậu đen xanh lòng. Đậu đen xanh lòng có nhân màu xanh nhạt

Phân bổ thu hái và chế biến

  • Đậu đen được nhân dân miền bắc trồng nhiều để lấy hạt nấu chè đậu đen hoặc thổi xôi. Hạt cũng hay được dùng trong việc chế thuốc và làm thuốc. mùa thu hoạch: tháng 5-6. Còn thấy được trồng ở Campuchia

Thành phần hoá học

  • Vỏ đậu đen có chất màu anthoxyanozit (đỗ tất Lợi 1960). Trong hạt đậu đen có 24,2% protit, 1,7% chất béo, 53,3% gluxit, 2,8% tro. Hàm lượng muối khoáng là: 56mg% canxi: 354mg% P; 6,1mg% sắt; 0,06mg% carten; 0,51% vitamin B, vitamin PP; 3mg% vitamin C
  • Hàm lượng các axit amin cần thiết trong đậu đen rất cao: trong 100g đậu đen có 0,97g lysine; 0,31g mentionin; 0,31g tryptophan; 0,16g phenylalanine; 1,09g alanin; 0,97g valin; 1,26g lenxin; 1,11g izoleuxin; 1,72g acginin và 0,75g histidin

Tác dụng dược lý

Hoạt tính chống oxy hóa invitro

  • Từ dịch chiết cồn của hạt đậu đen 1:1 (1g hạt đậu đen chiết lấy 1ml dịch) pha loãng gấp đôi thành 10 nồng độ loãng dần, rồi tiến hành phản ứng peroxy oxy hóa và hoạt tính oxy hóa.
  • Kết quả ở nồng độ 1:1, hoạt tính là 53,7%, nồng độ 1:2 – 52,3%, nồng độ 1:4 – 13%. Từ nồng độ 1:8 trở xuống không có tác dụng. Như vậy, hạt đậu đen có tác dụng chống oxy hóa ở mức độ vừa phải.

Tác dụng trên cơ trơn tử cung chuột lang cô lập

  • Dịch chiết đậu đen có tác dụng tang cơ bóp tử cung. Tác dụng của đậu đen kém hơn tác dụng của nước sắc bài thuốc điều kinh gồm có đậu đen 10g, ích mẫu 40g, hương phụ chế 15g, nghệ vàng 2g, ngải cứu 2g và bạch đồng nữ 16g.
  • Nước sắc bài thuốc tỉ lệ 1/1000 – 1/500 có tác dụng co tử cung tương đương 0,025 UI oxytocin

Tác dụng lợi tiểu

  • Kinh nghiệm cho thấy ăn chè đậu đen làm tang lượng nước tiểu. Nước tiểu trong và nhạt màu hơn.

Tinh vị, công năng

Hạt đậu đen có vị ngọt nhạt, tính bình, mát, có tác dụng bổ can thận, bổ huyết trừ phong, thanh thấp nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc, tiêu khát

  • Đạm đậu xị có vị đắng nhạt, tính lạnh, có tác dụng biểu trừ phiền, chữa cảm mạo nhiệt bệnh, nóng, nhức đầu, người buồn phiền khó chịu.

Công dụng

Hạt đậu đen trị phong nhiệt (phát sốt, sợ gió, nhức đầu hoặc trong ngực nóng khó chịu), thuộc bổ khí, chữa gan hư yếu, thiếu máu. Liều dung: 20-40g, luộc đồ hoặc nấu chè ăn.

Đậu đen còn dùng để giải độc ban miêu, ba đậu.

Trong chế biến một số vị thuốc, đậu đen được dùng làm tăng tác dụng dẫn thuốc vào thận như khi chế hà thủ ô, làm giảm độc tính của vị thuốc có độc như phụ tử, mã tiền, ba đậu hoặc để tăng tác dụng bổ của vị thuốc.

  • Đạm đậu xị thường được dùng chữa cảm mạo, sốt, sốt rét, nhức đầu, người bứt rứt, chân tay lạnh nhức. Ngày 12-24g dạng thuốc bột hoặc sắc uống.
  • Dùng ngoài, chữa trẻ con lên đơn, mụn nhọt, đinh độc.

Bài thuốc có đậu đen

Chữa đau bụng rữ rội:

Đậu đen 50g sao cháy, ngâm rượu uống, hoặc sắc với nước rồi chế them rượu vào mà uống.

Chữa trúng gió, nguy cấp, hoặc chân tay tê cứng, chóng mặt, sây sẩm sau đẻ:

Đậu đen 300g sao cháy đến bốc khói, đổ vào 500ml rượu, ngâm qua 1 ngày, đem uống và đắp chăn cho ra mồ hôi.

Chữa tiêu khát (đái tháo đường) do thận hư:

Đậu đen, thiên hoa phấn, lượng bằng nhau, tán nhỏ làm viên, uống với nước sắc đậu đen làm thang

Chữa dị ứng, lở ngứa, mụn nhọt:

Đậu đen sao nhỏ lửa đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm, 50-100g sắc uống

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More