10 November 2022

0 bình luận

Đậu đỏ

10 November 2022

Tác giả: thuc


Đậu đỏ

Tên tiếng việt: Đậu đỏ, Xích tiểu đậu

Tên khoa học: Vigna angularis (Willd.) Ohwi et Ohashi

Họ: Fabaceae (Đậu)

Công dụng: Chữa tả, lỵ, phù thũng (Hạt).

 

Mô tả cây

  • Cây loại thảo sống hằng năm, dài 1,5-2m. Lá kép gồm 3 lá chét, lá chét đôi khi lại chia thành ba thuỳ cắt nông, mặt dưới nhiều lông trắng dài. Mùa hạ ở nách lá mọc hoa vàng hình bướm. Quả nhỏ và dài trên mặt có lông, trong chứa hạ nhỏ. Hạt hình bầu dục hai đầu hơi dẹt, dài 2mm, đường kính 1,5mm vỏ màu đỏ nâu, hay tía nâu trơn bong nơi rốn ở phía bên hạt màu tráng vàng lục, chất cứng dòn.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Đậu đỏ mọc hoang, vì cành lá nó ruờm rà, dày kín nên người ta thường trồng nơi nào nhiều cỏ tranh khó trừ thì cành lá rườm rà che rợp nắng làm cho cỏ tranh không mọc lên được, trồng liền vài năm thì có thể diệt được giống cỏ tranh cho nên ở Trung quốc người ta còn gọi là mao sài mễ
  • Đậu đỏ chủ yếu mọc ở những vùng miền Bắc Trung quốc như Hà bắc, Liêu ninh, Sơn đông. Vào màu thu khi quả chín người ta hái lấy quả đem về đập lấy hạt. Có nơi dùng loại phan xích đậu thay, những hạt phan xích đậu rộng, ngắn không có rốn lồi cao còn hạt đậu nhỏ đỏ hẹp dài, có rốn hơi lồi cao. Cũng không nên nhầm với hạt cam thảo dây (tương tư tử) có rốn màu đen, khi dùng phơi hay sấy khô tán nhỏ

Thành phần hoá học

  • Trong đậu đỏ nhỏ có chứa chất protit: chất béo, gluxit, canxi, photpho, sắt, vitamin B và một số chất khác

Công dụng và liều dùng

  • Theo tài liệu cổ đậu đỏ nhỏ có vị ngọt, chua, tính bình vào hai kinh tâm và tiểu trường. Có tác dụng lợi thuỷ, hành huyết, tiêu thũng, bài nũng (loại mủ). Dùng trị thuỷ thũng cước khi tả lỵ ung nhọt sưng tấy
  • Thường dùng hiện nay chữa phù thũng, dùng ngoài giã nát đắp lên nơi mụn nhọt, sưng tấy. Ngày dùng 20-40g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, dùng ngoài không kể liều lượng
  • Đơn thuốc có đậu đỏ nhỏ
  • Xích tiểu đậu, đương quy tán (Kim quy) dùng chữa đái ra máu: đậu đỏ nhỏ, đương quy hai vị bằng nhau tán bột. Ngày uống 10-20g bột này

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More