10 November 2022

0 bình luận

Đậu khấu

10 November 2022

Tác giả: thuc


Đậu khấu

Tên tiếng việt: Đậu khấu, Bạch đậu khấu, Tiểu đậu khấu, Trúc sa

Tên khoa học: Amomum cardamomum Lour.

Tên đồng nghĩa: Elettaria cardamomum (L.) Maton

Họ: Zingiberaceae (Gừng)

Công dụng: Hạt dùng làm thuốc chữa đau dạ dày, hen suyễn,đầy bụng, nôn oẹ. Quả phối hợp với một số vị thuốc khác chữa bệnh về gan và tử cung, chữa sa tử cung. Hạt có tác dụng làm nóng, tiêu thực....

 

Hình ảnh cây đậu khấu

  • Còn gọi là bạch đậu khấu, viên đậu khấu.
  • Tên khoa học: Amomum cardamomum L.
  • Thuộc họ: Gừng Zingiberaceae.
  • Đậu khấu (Fructus Amomi cardamomi hay Fructus Cardamomỉ rotundi) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây bạch đậu khấu hay viên đậu khấu (Amomum cardamomum).

Mô tả cây

  • Đậu khấu là một loại cỏ mọc lâu năm. Thân rễ có vẩy, từ thân rễ những trụ mang lá và trục mang hoa và quả ló lên mặt đất. Thân mang lá có thể cao 2-3m. Lá mọc so le, khổng cuống, phiến lá hình mác dài 23cm, rộng 7,5cm.
  • Cụm hoa hình bông mọc ở gốc, cả cuống hoa và hoa dài 8cm; tràng hoa màu vàng, hình ống hẹp, dài 2cm, trên tràng hoa màu vàng, có điểm tím hay đỏ tía. Quả hình cầu dẹt, màu tím trắng, đường kính 1,5cm ( hình).

Phân bố, thu hái và chê’ biến

  • Đậu khấu mọc hoang và được trồng ở Việt Nam, Cămpuchia, Thái Lan, Xrilanca, Nam Mỹ, Trung Quốc chủ yếu nhập đậu khấu của các nước kể trên, mới đây mới thử trồng ở Vân Nam.
  • Thường thu hái ở những cây đă được 3 năm, khi quả từ màu xanh chuyển sang màu vàng xanh thì hái, hái về phơi hay sấy khô, loại bỏ cuống, rồi xông diêm sinh cho vỏ trắng ra là được. Khi dùng, bóc vỏ lấy hạt.

Thành phần hóa học

Trong đậu khấu có chừng 2,4% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là d.bocneola và d.campho.

Công dụng và liều dùng

  • Đậu khấu là một vị thuốc chủ yếu dùng trong đông y. Tính chất theo đông y là vị cay, ôn, vào các kinh phế, tỳ và vị, có tác dụng hành khí, ấm dạ dày, tiêu thực khoan trung, trừ hàn hóa thấp, giải độc rượu.
  • Dùng chữa đau dạ dày, đầy bụng, nôn ọe, ăn không tiêu, và chữa các bệnh về phổi.
  • Ngày dùng 2 đến 4g.
  • Đơn thuốc có đậu khấu
  • Chữa trẻ con bú vào lại trớ ra: Bạch đậu khấu 14 nhân, sa nhân 14 nhân, cam thảo 8g( các vị tán nhỏ, dùng bột này sát vào miệng trẻ em.
  • Chữa chứng lợm giọng buồn nôn: Nhấm hạt bạch đậu khấu, nuốt nước.

Chú thích:

  • Ngoài vị đậu khấu kể trên, trong đông y còn dùng vị tiểu đậu khấu là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây tiểu đậu khấu (Elettaria cardamomum Maton), vị thổ bạch khấu (Fruc- tus Alpiniae tupaikou) là quả phơi khô của cây thổ hương khấu (Aìpinia sp.) mọc hoang ờ Quảng Tây (Trung Quốc).

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More