10 November 2022

0 bình luận

Dầu mè

10 November 2022

Tác giả: thuc


Dầu mè

Tên tiếng Việt: Dầu mè, Ba đậu nam, Dầu lai, Đông thụ, Nhao (Tày)

Tên khoa học: Jatropha curcas L.

Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Công dụng: Chữa vết thương chảy máu, bong gân, mẩn ngứa, Eczema, phong.hủi, nhiễm trùng Trichomonas ở âm đạo (Lá). Ghẻ lở, mụn nhọt (dầu Hạt).Nấm tóc, các vết loét (Nhựa).

 

Mô tả cây

  • Cây nhỡ, cao 2-5m, có nhựa trong suốt.
  • Cành mập, nhẵn, có nhiều vết sẹo do lá rụng để lại.
  • Vỏ màu đồng thau lục nhạt tách thành vẩy mỏng.
  • Lá moc so le, chia 3-5 thuỳ nông; gân lá hình chân vịt.
  • Hoa đực và hoa cái riêng biệt. Cụm hoa hình chuỳ dạng ngù mọc ở đầu cành hay nách lá.
  • Quả nang hình trứng, có cuống dài, lúc non màu xanh, khi chín màu vàng, có 3 thuỳ dạng góc, chứa 3 hạt.
  • Mùa ra hoa:  tháng 5-8.

Phân bố và thu hái

  • Dầu mè là cây trồng, có nguồn gốc từ châu Mỹ. Cây cũng được trồng phổ biến ở một số nước vùng Đông Nam Á và Ấn Độ.
  • Dầu mè là cây ưa sáng, chịu hạn tốt, thường được trồng dày ở bờ rào. Ra hoa quả nhiều: tái sinh từ gốc bị chặt và cành khoẻ nên thường được trồng bằng cách cắm cành.
  • Lá có thể thu hái quanh năm, thường dùng tươi. Hạt ép lấy dầu dùng trong công nghiệp và làm thuốc.

Bộ phận dùng

Lá, rễ nhựa và dầu hạt.

Thành phần hoá học

  • Hạt chứa chất độc Curcin. Nhân hạt chứa dầu béo, 2 phytosterol, 1 phytosterolin (glucosid của phytosterol), một lượng cao sucrose và chất nhựa gây nôn, xổ và gây đau bụng. Hạt ép ra dầu với tỉ lệ 25%, dầu này có mùi khó chịu và gây xổ nhiều hơn dầu Thầu dầu.

Tác dụng dược lý

  • Dầu hạt cây dầu mè có tác dụng tẩy nhưng thường gây kích ứng mạnh đường dạ dày – ruột hoặc ngộ độc. Toàn bộ hạt có tác dụng tẩy và diệt giun sán. Vì có độc tính cao nên không dùng hạt và dầu của cây cho những chỉ định này.
  • Chất độc của dầu là những ester của chất diterpen 12 – deoxy – 16 – hydroxyphorbol. Những chất này được đánh giá về tác dụng kích ứng trên chuột nhắt trắng, về tác dụng đồng gây ung thư trong thực nghiệm làm tăng sự biến đổi của tế bào lympho người gây bởi virus Epstein-Barr và thử nghiệm gây khối u da sau sự khởi đầu với 7,12-dimethylbenzo anthracen. Tác dụng độc của hạt dầu mè ở động vật và người không chỉ do dầu hạt và những phorbol ester của hạt, mà một phần còn do phân đoạn protein, đôi khi còn gọi là “curcin”. Những protein tinh chế từ phân đoạn này được chứng minh có tác dụng ức chế in vitro sự tổng hợp protein ở hồng cầu lưới thỏ và tác dụng ngưng kết hồng cầu người.
  • Nghiên cứu kiểm tra giả thuyết là hoạt tính thuỷ phân protein có thể chịu trách nhiệm về một số tác dụng điều trị (như lành vết thương, cầm máu), của nhựa mủ dầu mè đã dẫn đến phân lập được protease eurcain. Đã chứng minh tác dụng điều trị vết thương của curcain trong một thuốc bôi dẻo hút nước (0,5-1%) tốt hơn so với nitrofurazon. Chất curcacyclin A có tác dụng ức chế sự tăng sinh mức độ vừa phụ thuộc vào liều của tế bào T của người. Không thấy có tá dụng độc hại tế bào. Lá dầu mè có tác dụng mạnh trên tim mạch. Thí nghiệm trên chuột lang cho thấy lá có tá dụng làm giảm lực co cơ tim, giảm nhịp tim và phong bế đáp ứng đối với kích thích bởi isoprenalin trên tâm nhĩ, có phần giống với tác dụng của một thuốc chống loạn nhịp phong bế bêta. Cao methanol từ lá có tác dụng chống co thắt gây bởi kali clorid và acetylcholin.
  • Không thấy có tác dụng gây đột biến của 5 diterpen phân lập từ rễ cây dầu mè trong thử nghiệm Ames dùng cả hai chủng thử TA98 và TA100, cùng với hoặc không có phân đoạn S-9 từ gan chuột cống trắng được cho biphenyl polyclo – hoá. Những thành phần không phân cực của lá dầu mè có hoạt tính in vivo và in vitro chống bệnh bạch cầu lympho. Những mủ cây dầu mè có hoạt tính kháng khuẩn đối với tụ khuẩn cầu vàng. Cao nước và cao cồn từ thân và rễ có tác dụng ức chế các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, Strep. Viridans. Cao cồn ức chế Staph. Aureus mạnh hơn cao nước.

Tính vị, công năng

  • Lá có vị đắng và se, tính mát, có độc; có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, cầm máu, chống ngứa. Lá dầu mè giã nát đắp lên bụng để gây tẩy cho trẻ em, có khi còn được dùng ngoài chữa thấp khớp. Rễ dùng ngoài chữa tê liệt, bại liệt.
  • Dầu hạt gây nôn và tẩy mạnh, giải độc, sát trùng. Nhựa mủ có tác dụng bôi lên vết thương hay vết loét. Cây có độc đối với cá.

Công dụng

Lá thường được dùng trị:

  1. Chấn thương bầm giập, vết thương chảy máu, bong gân
  2. Mẩn ngứa, eczema, vẩy nến
  3. Phong hủi
  4. Nhiễm trùng trichomonas ở âm đạo
  5. Loét mạn tính. Ở Ấn Độ, người ta dùng lá sắc uống và làm thuốc đắp vào vú gây tiết sữa và làm sung huyết. Dầu hạt dùng chữa táo bón và bôi trị ghẻ lở, mụn nhọt, rò, bệnh về tóc. Nhựa mủ dùng bôi trị ghẻ eczema, nấm tóc, các vết loét và dùng đánh lưỡi cho người ốm. Cũng dùng để chữa vết thương. Dùng lá giã đắp hoặc chiết dầu từ hạt để xoa, rịt bên ngoài.

Đơn thuốc:

  1. Loét mạn tính: Dùng dầu hạt lẫn với vaselin làm pomat bôi.
  2. Mẩn ngứa, eczema: Dùng lá Dầu mè tươi, giã nát và rịt.

Ghi chú: Hạt rất độc, dễ gây ngộ độc nguy hiểm; khi dùng phải thận trọng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More