10 November 2022

0 bình luận

Dây ba chẽ

10 November 2022

Tác giả: thuc


Dây ba chẽ

Tên tiếng Việt: Dây chẽ ba, Dây xanh

Tên khoa học: Illigera rhodantha Hance

Họ: Hernandiaceae ( Lưỡi chó )

Công dụng: Chữa đái vàng, ho ra máu, sài giật ở trẻ em, chữa ghẻ, mụn nhọt.

 

Mô tả

  • Dây leo bằng thân quấn. Cành có cạnh khía, có lông màu vàng nhạt, lá mọc so le, cuống chung dài 6cm, có 3 lá chét hình trứng hay bầu dục, gốc tròn hoặc gần hình tìm, đầu nhọn, dài 6-16cm, rộng 3,5– 10cm, mặt trên nhẵn, màu sẫm bóng, mặtt dưới nhạt có lông mịn màu vàng.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm kép, dài 15-20cm, có lông nhỏ, hoa màu tím đỏ, đài có 5 răng, mặt ngoài có lông, cánh hoa 5, có lông, nhị 5, ngắn hơn lá dài, bầu có lông rậm. Quả có 4 cánh, rộng 7,5cm, 2 cánh to, 2 cánh nhỏ.
  • Mùa hoa quả : tháng 10-2.

Phân bố, sinh thái

  • Chi Illigera Blume có khoảng vài chục loài, phân bố rải rác ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, hiện có 6 loài (Nguyễn Tiến Bân, 1997), loài được dùng làm thuốc tương đối phổ biến là dây chẽ ba. Cây còn gặp nhiều ở Trung Quốc, Lào, Ấn Độ.
  • Ở Việt Nam, dây chẽ ba phân bố khá phổ biến ở hầu hết các tỉnh miền núi đến độ cao khoảng 1600m. Cây thường mọc ở ven rừng, dọc theo các bờ khe suối, các lối mòn trong rừng. Nơi mọc tập trung nhiều nhất là các vùng rừng núi đá vôi. Ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Hà Nam…
  • Dây chẽ ba là cây ưa sáng và ưa ẩm, sinh trưởng gần như quanh năm, ra hoa quả nhiều, quà chín tự mở để hạt thoát ra ngoài. Lượng hạt giống ở mỗi cây rất nhiều, nhưng dễ bị nước cuốn trôi. Cây có khả năng tái sinh chồi khoẻ sau khi bị chặt.

Bộ phận dùng

Rễ, lá, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Công dụng

Rễ và lá dây chẽ ba được dùng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian:

  • Chữa đái vàng, ho ra máu: Rễ khô 10–20g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
  • Chữa sài giật ở trẻ em: Lá chẽ ba 50g, vỏ cây trầm gió 30g, hai thứ dùng tươi hoặc phơi khô, thái nhỏ, nấu nước đặc, tắm cho trẻ.
  • Chữa ghẻ, mụn nhọt: Lấy 100g lá tươi chia đôi, 50g băm nhỏ, nấu với nước rồi tắm, 50g còn lại phơi khô, thái nhỏ, nấu nhiều lần với nước, cô thành cao đặc, bôi nhiều lần. Cũng có thể lấy lá giã nát đắp tại chỗ.

Phòng Y học dân tộc – Viện điều dưỡng Bắc Thái lại chế biến dây chẽ ba chữa ghẻ như sau : Chọn những đoạn thân có đường kính 1,5-2cm và cách mặt đất 1-2m, chặt từng khúc dài 20-25cm, đặt trên bếp lửa cho cháy sém lớp bần. Cạo sạch lớp vỏ cháy sém, dùng dao róc vỏ thân, tước thành sợi. Lấy 80–120 sợi cho vào xoong hoặc chảo đã đốt nóng già, đảo đều. Đổ cồn 70° vào cho xâm xấp, đảo đều trong 5-10 giây. Lấy những sợi đó ra vò nát rồi xát vào nốt ghẻ, làm như vậy 2-3 lần trong ngày. Thuốc không làm bẩn da, không độc lại có mùi thơm đặc biệt. Một đợt điều trị thường là 5 ngày.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More