10 November 2022

0 bình luận

Dây bông xanh

10 November 2022

Tác giả: thuc


Dây bông xanh

Tên tiếng Việt: Dây bông xanh, Bông báo (Mường), Ma dia (Hmông)

Tên khoa học: Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb.

Họ: Acanthaceae (Ô rô)

Công dụng: Chữa rắn cắn (Lá giã đắp). Nhọt mủ (Rễ tán bột rắc).

 

Mô tả cây

  • Dây leo bằng thân quấn.
  • Thân có lông.
  • Lá mọc đối, có cuống dài, mép chia thuỳ không đều, gốc hình tim.
  • Hoa to màu xanh tím mọc thành chùm ở nách lá đầu cành.
  • Quả nang nhẵn, có mũi nhọn dài; hạt ráp.
  • Mùa hoa tháng 6-9.

Phân bố và thu hái

  • Cây của vùng Đông Dương, mọc hoang ở đồng bằng và vùng núi nhiều nơi khắp nước ta. Cũng được trồng làm cây cảnh. Dây bông xanh thuộc loại cây ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc trùm lên các loại cây bụi, cây gỗ nhỏ ở ven rừng, hoặc các vách đá ở vùng rừng núi ẩm đá vôi. Cây sinh trường phát triển gần như quanh năm, mùa đông lá vẫn xanh, ra hoa quả nhiều, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Trồng được bằng dây, phần thân và gốc còn lại sau khi chặt có khả năng tái sinh chồi khoẻ.
  • Thu hái rễ vào mùa hè thu, tách lấy vỏ và bỏ lõi gỗ. Thu hái dây và lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô trong râm để dùng dần.

Bộ phận dùng

Vỏ rễ, dây và lá, dùng tươi, phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hoá học

Lá dây bông xanh chứa nhiều kali. Hoa chứa một lượng glucose và frutose, các acid amin.

Tác dụng dược lý

  • Nước sắc lá, thân dây bông xanh tiêm xoang bụng cho chuột nhắt trắng với liều 1g/chuột, quan sát trong 24 giờ không thấy chuột chết, chứng tỏ dây bông xanh không độc.
  • Thí nghiệm trên tiêu bản cô lập hồi trường chuột lang, tử cung chuột cống trắng, dây bông xanh không có tác dụng rõ rệt.

Tính vị, công năng

Dây bông xanh có vị cay, tính bình; có tác dụng khử phong.

Công dụng

  • Để chữa rắn cắn, dùng 30-50 lá tươi, giã lấy nước xoa bóp quanh vết cắn, và lấy bã đắp vào vết thương. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá Vông vang và hạt Quất hồng bì. Nếu dùng lá khô thì tán bột mịn; khi cần, tẩm thêm nước xâm xấp mà đắp.
  • Vỏ rễ dùng chữa đòn ngã tổn thương, đụng giập. Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc.
  • Ở Malaysia, nước lá sắc uống dùng trị đau dạ dày. Ở Trung Quốc lá cũng được dùng chữa đau dạ dày, rễ chữa phong thấp, giúp xương gãy chóng liền, dùng với liều 9-20g rễ mỗi ngày, sắc nước uống. Rễ dây bông xanh 20g phối hợp với rễ sử quân 20g, rễ cỏ tranh 20g thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm thuốc tẩy giun. Ở Ấn Độ, một số vùng đã dugn lá dây bông xanh làm rau ăn.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More