10 November 2022

0 bình luận

Dây đồng tiền

10 November 2022

Tác giả: thuc


Dây đồng tiền

Tên tiếng Việt: Mộc tiền, Dây đồng tiền

Tên khoa học: Dischidia nummularia R.Br.

Họ: Apocynaceae (Trúc đào)

Công dụng: Viêm tai, thối tai (Lá giã lấy nước nhỏ).

 

 

 

Mô tả cây

  • Dây leo thảo phụ sinh, có mủ trắng, thân mảnh, có nhiều nhánh, phủ bột sáp dạng vẩy, xám.
  • Lá nạc, dai, nhẵn, có bột lúc khô, hình mắt chim, tròn ở gốc, tù hay có dạng mui ở chóp, có vẩy ở dưới, có phiến tròn, đường kính 6-18mm, không cuống hay có cuống rất ngắn.
  • Hoa đỏ không cuống, hình đồng tiền, xếp thành tán ở bên với cuống rất ngắn; tràng hình lục lạc.
  • Quả đại, mảnh, cong, hình ngọn giáo, dài 6mm, hạt láng, dạng ống dẹp, cụt ở ngọn, dài 1,5mm, với một mào lông dài 2,5cm.

Phân bố, sinh thái

  • Loài của Ấn Độ, Malaixia, Mianma, Thái Lan, Tân Ghinê, Bắc Úc châu, Campuchia, Lào và Nam Việt Nam. Thường gặp trong rừng thưa đến độ cao 1.000m, dựa rạch nước lợ.
  • Dây đồng tiền là loại cây phụ sinh trên cá cây gỗ ở rừng thưa, rừng thứ sinh hay cá biệt thấy ở vùng đồi. Cây ưa sáng, chịu nóng và khô hạn, ra hoa quả nhiều hàng năm, hạt có túm lông phát tán nhờ gió; tuy nhiên chỉ có những hạt nào rơi được vào các kẽ nứt của vỏ hay hốc cây chủ mới nảy mầm. Cây có khả năng tái sinh dinh dưỡng khoẻ sau khi bị cắt.

Bộ phận dùng

Toàn dây, thu hái quanh năm, dùng tươi.

Công dụng

  • Ở Indonesia, cây được dùng làm thuốc trị các vết thương sưng đau do các gai một số loại cá gây nên. Nhựa và lá dây đồng tiên dùng để chữa bệnh sprue cho trẻ em.
  • Ở Campuchia, người ta dùng phối hợp với các vị thuốc khác để nấu một loại thuốc uống tăng lực và làm thuốc trị sởi.
  • Dân gian cũng dùng lá giã lấy nước chữa viêm tai giữa, thối tai, lấy lá đồng tiền lượng vừa đủ, giã nát, chắt lấy nước nhỏ vào tai, ngày 2-3 lần.
  • Chữa rắn độc cắn: dây đồng tiền 40g, nắp ấm 3 quả, thạch hộc vôi 2 hành giả, thạch xương bổ 20g, cam thảo dây 20g, lá me 20g, lá non cây mua 40g, muối ăn vài hạt. Tất cả giã nát hãm với 30ml nước sôi, lọc bỏ bã. Người lớn uống làm 2 lần cách nhau 30 phút. Trẻ em dưới 15 tuổi uống làm 4 lần. Nếu người bệnh không uống được dùng ống cao su đưa thuốc vào dạ dày.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More