10 November 2022

0 bình luận

Dây hương

10 November 2022

Tác giả: thuc


Dây hương

Tên tiếng Việt: Dây hương, Dây bò khai, Rau khai, Hồng Trếc, Rau ngót leo, Dây mằn hăn, Dây ngót rừng, Khau hương (Tày), Lồng châu sói (Dao)

Tên khoa học: Erythropalum scandens Blume

Họ: Erythropalaceae (Dây hương)

Công dụng: Thuốc lợi tiểu. Chữa phù thận, đái dắt (Lá). Tẩy, sốt, tê thấp (cành). Còn được dùng chữa viêm gan siêu vi trùng; viêm ruột, viêm niệu đạo, viêm thận cấp.

 

Mô tả cây

  • Dây leo bằng tua cuốn, có cành mềm thòng xuống, vỏ xanh.
  • Lá mọc so le, hình trứng rộng, đầu nhọn, gốc tròn hay hình tim, dài 10-15cm, rộng 5-7cm, có 3 gân gốc, 3-5 đôi gân bên; mặt dưới mốc mốc; cuống lá dài 5-10cm, phù ở hai đầu và hơi dính vào phía trong phiến lá, tua cuốn ở nách lá dài 15-20cm thường chẻ hai.
  • Cụm hoa xim hai ngả, có cuống chung dài 10-15cm. Hoa nhỏ, đơn tính.
  • Quả mọng, hình trái xoan dài 10-15mm, màu vàng hay đỏ, chứa một hạt lớn.
  • Mùa hoa quả tháng 4-6.

Phân bố, sinh thái

  • Loài của Trung Quốc và Việt Nam. Cây mọc hoang ở ven rừng phục hồi, rừng ẩm từ Bắc Thái, Lạng Sơn cho tới Gia Lai, Đắc Lắc.
  • Dây hương thuộc loại dây leo gỗ, ưa ẩm và hơi chịu bóng ở thời kỳ cây còn nhỏ. Cây thường leo lên các cây bụi và cây gỗ trong các quần thể rừng ẩm lá rộng thường xanh.
  • Cũng thường được trồng. Thu hái lá non và lá bánh tẻ vào mùa xuân- hè, thường dùng tươi.

Bộ phận dùng

Toàn cây, chủ yếu là ngọn non và lá bánh tẻ. Dùng tươi hoặc phơi khô

Thành phần hoá học

Thành phần dinh dưỡng của lá tính theo %: Nước 78,8; protid 6,1, xơ 7,5; tro 1,6; và theo mg%: calcium 138, phosphor 40,7, caroten 2,6 và vitamin C 60.

Tính vị, công năng

Vị hơi đắng, mùi khai, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu.

Công dụng

  • Người ta thường lấy lá và ngọn non thái nhỏ, vò kỹ, rửa sạch để khử mùi khai rồi nấu canh, luộc hay xào ăn có mùi thơm ngon nên có tên Rau hương; nhưng khi đi đái thì nước tiểu rất khai nên có tên là Dây bò khai, Rau khai. Thường dùng chữa phù thận, đái vàng, đái rắt. Dùng 20 – 40g lá tươi giã nát, thêm nước gạn uống. Có khi dùng phối hợp với lá Bòng bong. Kinh nghiệm dân gian ở Bắc Thái dùng toàn cây sắc lấy nước uống chữa viêm gan siêu vi trùng.
  • Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa viêm gan, viêm ruột, viêm niệu đạo, viêm thận cấp tính, tiểu tiện không thông với liều hàng ngày 12-14g, sắc nước uống.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More