10 November 2022

0 bình luận

Dây lõi tiền

10 November 2022

Tác giả: thuc


Dây lõi tiền

Tên tiếng Việt: Dây lõi tiền

Tên khoa học: Stephania longa Lour.

Họ: Menispermaceae (Tiết dê)

Công dụng: Thuốc thông tiểu, phù nề (cả cây). Chữa trĩ, lậu (Rễ).

 

 

Mô tả cây

  • Dây lõi tiền là một loại dây leo, thường cuốn vào những cây to lớn hơn. Thân m m, không có lông, trên mặt có những vạch chạy dọc.
  • Lá mỏng mềm, hình 3 cạnh tròn dài 3-9cm, rộng 2-6cm, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới màu nhạt hơn, hay như có phấn. cuống lá dưới màu nhạt hơn hay như có phấn. cuống lá dài 3-5cm, đính vào khoảng ¼ phiến lá. Từ cuống tỏa ra 10 gân chính, nổi ở mặt dưới. cụm hoa hình tán.
  • Cuống cụm hoa dài 1,5-3cm, mag 3-8 hoa nhỏ. Hoa có cuống rất ngắn.
  • Quả hạch khi chin có màu đỏ tươi, dài độ 6mm, rộng 4-5mm. Hạt hình móng ngựa dài.
  • Mùa ra hoa : mùa hạ, thu.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang ở khắp nơi ở Vịêt Nam, đồng bằng (Hà Nội) cũng như miền núi (Cao Bằng, Lạng Sơn). Cây mọc hoang tại Hoa Nam – Trung Quốc. người ta dùng dây và lá, hái quanh năm, phơi khô để dành, dùng dần.

Thành phần hoá học

Chưa có tài liệu nghiên cứu sơ bộ nghiên cứu thấy ít nhất có 4 ancaloit khác nhau (Bộm ôn dược liệu Trường đại học y dược Hà nội 1962).

Công dụng và liều dùng.

  • Dây lõi tiền còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, chữa các triệu chứng tiểu tiện khó khăn (đái dắt), phù nề , có nơi còn dùng chữa ho
  • Liều dùng hằng ngày 30g cây tươi, sắc với nước cho đặc mà uống trong ngày, co khi dùng cây phơi khô với liều dùng 6-12g
  • Đơn thuốc có dây lõi tiền
  • Dây lõi tiền 6g, mã đ 6g, đậu đen 10g, mộc thông 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia nhiều lần uống trong ngày
  • Chữa các triệu chứng tiểu tiện khó khăn, đái buốt, chân tay sưng nhức, đau ở khớp xương

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More