10 November 2022

0 bình luận

Dây săng máu

10 November 2022

Tác giả: thuc


Dây săng máu

Tên tiếng Việt: Dây săng máu

Tên khoa học: Celastrus paniculatus Willd.

Họ: Celastraceae (Dây gối)

Công dụng: Chữa phong thấp, bại liệt, sốt rét, còn có tác dụng kích thích và phấn dương (Hạt). Thuốc gây sảy thai (Vỏ).

 

Mô tả cây

  • Dây leo to. Cành non hình tròn, màu xám sẫm hoặc màu nâu, có lông và những chấm trắng.
  • Lá thuôn, xoan hay xoan thuôn gần tròn hay gần như nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn và tù; có răng, dai.
  • Hoa thành chùm hay chuỳ ở ngọn, dài 5-10cm.
  • Quả nang gần hình cầu, kèm theo các lá đài và vòi nhuỵ tồn tại, dài 4-6mm, có 3 van nâu, gần như nhẵn. Hạt 3-6, bao phủ bởi áo hạt màu đỏ, dài 3,5-4mm, rộng 2-2,5mm, có vỏ dai và nội nhũ dày.
  • Mùa hoa quả: Tháng 5 – 8.

Phân bố, sinh thái

  • Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Lâm Đồng, Đồng Nai.
  • Cây thường mọc ở ven rừng thứ sinh độ cao từ 800 đến 1300m; rụng lá vào mùa khô và sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm. Những cây lớn có lượng hoa quả rất nhiều; hoa tự thụ phấn hay nhờ côn trùng; nhân giống tự nhiên chủ yếu bằng hạt. Cây trồng bằng hạt hay bằng cách vít cành (cho ra rễ sau tách khỏi cây mẹ) đều sinh trưởng, phát triển tốt.

Bộ phận dùng

Vỏ, hạt. Còn dùng lá.

Thành phần hoá học

Khi chưng cất khô, hạt sẽ cho một chất dầu màu vàng đo đỏ, vị chát và cay, sau một thời gian sẽ cho một lượng chất béo đặc. Áo hạt chứa 30% chất mỡ nửa đặc, 0,15% phytosterol là celasterol và một chất nhựa có màu. Người ta còn chiết được 2 alcaloid là celastrine (0,0015%) và paniculatine. Lá chứa dulcitol.

Tính vị, công năng

Hạt đắng, nhuận tràng, gây nôn, kích thích và kích dục.

Công dụng

  • Dầu hạt dùng để thắp sáng, làm xà phòng và cũng dùng trong y học dân gian ở một số nơi. Hạt được dùng ở Ấn Độ, cả uống trong lẫn xoa bóp ngoài để trị bệnh thấp khớp, thống phong, bại liệt, phong cùi, sốt rét. Người ta bắt đầu từ 1 hạt và nâng dần lên đến 50 hạt. Để trị bệnh beri beri (bệnh tê phù) người ta chế một chất dầu có mùi khét bằng cách chưng cất trong một bình chứa hạt Dây gối với An tức hương, Đinh hương, Nhục đậu khấu, với liều 8-15 giọt, nó tạo nên một chất kích thích mạnh và làm toát mồ hôi.
  • Có nơi lá cũng được sử dụng như là thuốc giải độc thuốc phiện. Vỏ cây được dùng gây sẩy thai.
  • Ở Philippin, nhựa cây được xem như thuốc giải độc các ngộ độc do thuốc phiện. Hạt được dùng ngoài làm thuốc đắp và dùng trong làm thuốc uống trị thấp khớp và bại liệt.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More