10 November 2022

0 bình luận

Dây thường xuân

10 November 2022

Tác giả: thuc


Dây thường xuân

Tên tiếng Việt: Bách cước ngô công, Dây thường xuân

Tên khoa học: Hedera sinensis (Tobl.) Hand.-Mazz.

Họ: Araliaceae (Nhân sâm)

Công dụng: Giải độc (Thân, lá, hạt ngâm rượu uống). Chữa rắn, rết cắn, tẩy (Quả). Phong thấp, đau nhức (Thân). Còn chữa viêm gan, đau đầu, nôn ra máu, mắt mờ, nhọt độc. Lá hơ nóng chườm chữa sưng hạch.

 

Mô tả cây

  • Cây leo thường xanh có nhiều rễ móc khí sinh, không có gai.
  • Lá đơn không có lá kèm, phiến lá phân thuỳ, dài 5-10cm, rộng 3-8cm, gân chân vịt. Cụm hoa chuỳ, gồm nhiều tán, có lông sao.
  • Hoa nhỏ, màu vàng trắng và lục trắng; lá bắc rất nhỏ, đài có 5 răng nhỏ; tràng 5, gốc rộng, có một mào cuốn ở giữa; nhị 5, bầu 5.
  • Quả hạch tròn, khi chín màu đen.
  • Mùa ra hoa: tháng 5-8, quả tháng 9-11.

Phân bố, sinh thái

  • Cây mọc ở rừng ẩm Lào Cao (Sapa), Lai Châu. Độ cao phân bố thường từ 1300m trở lên.
  • Dây thường xuân là cây ưa khí hậu ấm mát, hơi chịu bóng, thường mọc bám trên đá, trong loại hình rừng núi đá vôi ẩm. Không thấy ở rừng núi đất. Cây có hệ thống rễ bám, phát triển, phân cành nhiều, nên dễ dàng tạo thành mảng lớn trùm kín bề mặt khối đá vôi. Cây ra hoa hàng năm vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Khi quả già, rụng xuống, hạt mắc vào kẽ đá, hốc mùn mới nảy mầm.
  • Dây thường xuân có khả năng tái sinh khỏe sau khi bị chặt. Trồng được bằng từng đoạn dây. Có thể thu hái dây quanh năm.

Bộ phận dùng

Rễ, thân, lá và quả, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học

Lá thường xuân chứa hederasaponin A (thực chất là hederasaponin C), hederasaponin B. Thân cứa germacren B.

Tính vị, công năng

Vị đắng, cay, tính mát; có tác dụng khu phong, lợi thấp, bình can, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng.

Công dụng

  • Thân, lá, hạt nấu uống với rượu ấm có thể dùng để giải ngộ độc. Hạt ngâm rượu để trị bệnh phong huyết, đau lưng.
  • Ở Trung Quốc, dây dùng trị viêm khớp đau nhức, viêm gan, đau đầu, nôn ra máu, mắt mờ, nhọt độc sưng đau.
  • Ở Ấn Độ, lá dùng làm thuốc chườm nóng trị sưng hạch; quả dùng hãm uống trị thấp khớp.
  • Quả dùng ngoài diệt chấy. Chất gôm, một dịch rỉ nhựa từ thân cây già là thuốc kích thích và điều kinh.
  • Trong y học dân gian Ý, lá thường xuân được dùng dưới dạng thuốc hãm uống để trị sỏi mật và dạng thuốc sắc rửa trị đau dây thần kinh, viêm mô tế bào và đau răng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More