10 November 2022

0 bình luận

Dây xanh

10 November 2022

Tác giả: thuc


Dây xanh

Tên tiếng Việt: Dây xanh

Tên khoa học: Tiliacora triandra (Colebr.) Diels

Họ: Menispermaceae (Tiết dê)

Công dụng: Chữa sốt, bí tiểu, kiết lỵ (Lá, rễ).

 

Mô tả cây

  • Dây leo gỗ mọc quấn, rụng lá, dài tới 3m. Thân mảnh, hình trụ, có lông và khía mờ. Lá mọc so le, hình trái xoan, dài 3-6cm, rộng 1-3cm, có lông, nhất là ở mặt dưới; gân gốc 3-5. Hoa nhỏ màu vàng trắng mọc thành chùm ở nách lá. Quả hạch, đen lam khi chín, to 5-6mm.
  • Mùa hoa quả tháng 5-6.

Phân bố, thu hái

  • Cây của vùng lục địa á châu, phân bố ở Nam Trung Quốc, Nhật Bản. Chưa rõ sự phân bố ở nước ta, chỉ gặp rất rải rác ở các tỉnh trung du hoặc núi thấp dưới 600m ở miền Bắc. Chưa thấy có ở miền Nam.
  • Dây xanh là loại dây leo nhỏ, thường mọc lẫn với một số cây bụi hoặc cỏ cao ở ven rừng, chân đồi, bờ nương rẫy. Ở các tỉnh thuộc vùng trung du, như Phú Thọ, Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Lập Thạch); Thái Nguyên, Lạng Sơn (Hữu Lũng)… đôi khi thấy dây xanh mọc lẫn trong các lùm bụi quanh làng.
  • Dây xanh ra hoa quả hàng năm. Chưa thấy cây con nảy mầm từ hạt. Khi bị chặt phá, phần còn lại có khả năng tái sinh.

Bộ phận dùng

Rễ thu hái vào mùa hè và mùa thu. Rửa sạch, thái lát mỏng, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

Thành phần hoá học

Trong rễ có magnoflorin, trilobin, isotrilobin, homotrilobin, trilobamin, normenisarin và colobin.

Tác dụng dược lý

Alcaloid sinococulin phân lập từ cao methanol của dây xanh được chứng minh có tác dụng chống ung thư đối với u báng sarcoma 180 (40mg/kg/ngày trong 1-5 ngày), và bệnh bạch cầu lympho P388 (10mg/kg/ngày trong 1-5 ngày) trên thực nghiệm.

Tính vị, công năng

Rễ dây xanh có vị đắng, tính hàn, vào hai kinh phế, bàng quang, có tác dụng trừ thấp, giảm đau, thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, tiêu viêm, hạ huyết áp.

Công dụng

Rễ được dùng trị

  1. Thấp khớp, đau khớp và đau xương;
  2. Đau dạ dày, đau bụng, đau bụng kinh;
  3. Đau họng;
  4. Viêm thận phù thũng, bệnh đường tiết niệu;
  5. Thấp khớp tim;
  6. Huyết áp cao. Cũng được dùng chữa đau thần kinh. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị đinh nhọt, bệnh ngoài da và rắn cắn, giã rễ tươi và đắp.
  7. Ở Trung Quốc, người ta cho biết rễ chứa nhiều tinh bột, có thể dùng nấu rượu.

Đơn thuốc:

  1. Thấp khớp đau nhức xương, dùng Mộc phòng kỷ, Ngưu tất, mỗi vị 15g, sắc uống.
  2. Viêm thận phù thũng, bệnh đường tiết niệu: Mộc phòng kỷ 15g, Mã đề 30g, sắc uống.
  3. Đau họng: Mộc phòng kỷ 15-30g, sắc uống.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More