10 November 2022

0 bình luận

Đề

10 November 2022

Tác giả: thuc


Đề

Tên gọi khác: Đa bồ đề

Tên khoa học: Ficus religiosa L.

Họ: Dâu tằm (Moraceae)

Công dụng: dùng làm thuốc lợi tiểu trong các trường hợp xơ gan kèm cổ trướng.

Mô tả

  • Cây to, cao 20m hoặc hơn, cành nhẵn.
  • Lá mọc so le, hình thoi – tam giác, dài 7 – 12 cm, rộng 7 – 10 cm, gốc vát hoặc hơi hình tim, đầu thuôn thành mũi nhọn, dài 2 – 3 cm, gân gốc 5; cuống mảnh dài 5 – 8 cm.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành dạng sung, 1 – 2, không cuống, tổng bao gồm 3 lá bắc hình cầu nhằn, có lông mi ở mép, ít lông mềm ở lưng, hoa đực không cuống, 3 lá đài hình mác, nhị 1, chỉ nhị hơi rộng, hoa cái có 5 lá đài thuôn nhọn, bầu hình trứng.
  • Quả hình quả lê, đường kính 7- 8 mm, khichín màu đỏ sẫm.
  • Mùa hoa: tháng 1 – 4.

Phân bố, sinh thái

Cây đề có nguồn gốc ở vùng Nam Á – Ấn Độ, sau phát triển sang các vùng nhiệt đới khác.

Ở Việt Nam, đề mọc tự nhiên rải rác ở vùng núi thấp, trung du và đồng bằng, đồng thời cũng là cây trồng lấy bóng mát, dọc các đường đi, ở công viên hay trong khuôn viên các đình chùa, lăng tẩm.

Đề là loại cây gỗ ưa sáng, có khả năng chịu hạn tốt và có thể mọc được trên nhiều loại đất. Cây còn có khả năng sống như kiểu “phụ sinh” trên các vách đá hay bờ tường của các ngôi nhà cổ. Tận dụng đặc điểm này, người ta còn trồng để làm cây cảnh bonsai. Đề ra hoa quả nhiều hàng năm. Quả chín là thức ăn của chim và nhiều loài động vật khác; theo phân của chúng, hạt được phát tán đi khắp nơi.

Bộ phận dùng:

Vỏ cây, quả, lá

Thành phần hóa học

Cây đề chứa β – sitosterol – D – glucosid (Conpendium of Indian Medicinal Plants I (1960 – 1969), 1999).

Theo Trung được từ hải I, 1993, cây để có nhựa mủ trong đó có 0,7 – 5,1% cao su.

  • Vỏ cây chứa 4% tanin [The Wealth of India IV, 1956].
  • Quả khô chứa 9,9% nước, 7,9% albumin, 5,3% chất béo, 34,9% carbohydrat, 7,5% chất màu,
    8,3% tro, 1,85% silice, 0,69% phospho.
  • Lá và cành chứa 13,99% protein thô, 2,71% chất chiết được bằng ether, 22,36% chất xơ, 15,0% tro toàn phần, 4,64% cao, 0,32% phospho. Hàm lượng protein trong lá cao hơn cỏ gấp 2 – 3 lần (The Wealth of India IV, 1956).

Tác dụng dược lý

Hoạt tính hạ đường huyết:

β – sitosterol – D – glucosid được phân lập từ vỏ khô cây đề tán bột và tiêm tĩnh mạch, gây sự giảm đường máu phụ thuộc vào liều.

Hoạt tính hạ lipid máu:

Chất sợi từ cây đề, cho chuột cống trắng ăn với tỷ lệ 10% trong thức ăn có tác dụng làm tăng sức đề kháng đối với chứng tăng lipid máu nhiều hơn so với cellulose. Nó làm giảm các nồng độ của lipid toàn phần, cholesterol, triglycerid và phospholipid trong gan với các mức độ khác nhau.

Hoạt tính chống loét:

Cao chiết nước từ vỏ cây đề có tác dụng chống gây loét có thể do ức chế sự tiết acid – pepsin và làm tăng các yếu tố bảo vệ niêm mạc, dẫn đến tăng tiết mucin và giảm sự bong các tế bào.

Hoạt tính chống khối u: Cao quả đề thể hiện hoạt tính chống khối u trong thử nghiệm sinh học.

Hoạt tính kháng virus:

Cao ethanol 50% của vỏ thân với nồng độ 0,05 mg/ml cũng thể hiện hoạt tính kháng virus in vitro đối với virus bệnh Raniklhet. Nó gây giảm 75% sự sinh trưởng của virus trong các nuôi cấy ở túi màng đệm – niệu nang hoặc các lớp đơn nguyên bào sợi của phôi gà con được ủ ở 37°C.

Công dụng

Trong y học dân gian, tua rễ cây đề (rễ phụ) được dùng làm thuốc lợi tiểu trong các trường hợp xơ gan kèm cổ trướng với liều 100 – 150g tươi mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc. Vỏ và cảnh, thân cây để được dùng thay vỏ khi ăn trầu.

Trong y học cổ truyền Ấn Độ, vỏ và lá được dùng trị tiêu chảy và kiết lỵ, và lá trị táo bón.

  • Lá đôi khi được giã đắp cùng với bơ gạn lọc để trị nhọt và sưng tuyến nước bọt trong bệnh quai bị.
  • Quả tán bột được uống trị hen, và nhựa mủ dùng trị hột cơm, mụn cóc.
  • Vỏ có tác dụng làm sẵn, làm mát, cầm máu và nhuận tràng, được dùng trị đái tháo đường, tiêu chảy, khí hư, đa kinh, rối loạn thần kinh, bệnh về âm đạo và niệu – sinh dục khác, cải thiện thể chất, được dùng trị gãy xương, đau tai, bệnh về các tuyến (đặc biệt mưng mủ các tuyến ở cổ), ghẻ và các bệnh da khác, trị loét và mụn nhọt ở miệng rắn cắn và bọ cạp đốt.

Ở Nepal, vỏ thân cây để được giã nát thành bột trộn với lượng bằng nhau mật ong, ngày 3 lần trị ho và cảm lạnh kèm theo sốt nhẹ. Quả đun sấy khô và tán bột, uống 5g bột này với sữa – trước bữa điểm tâm trong một tháng hoặc lâu hơn để làm giảm nhẹ bệnh hen. Để trị tiêu chảy, mỗi lần uống 2 thìa cà phê dịch ép vỏ thân, ngày 3 lần.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More