10 November 2022

0 bình luận

Độc biển đậu

10 November 2022

Tác giả: thuc


Độc biển đậu

Tên khoa học: Physostigma venenosum Balf.

Họ: Đậu (Fabaceae)

Công dụng: điều trị chứng mất trương lực ruột và bàng quang, bệnh nhược cơ, thuốc giải độc

Mô tả

  • Dây leo, sống nhiều năm, dài hàng mét. Thân mảnh, hình trụ nhẵn.
  • Lá kép mọc so le, có cuống dài, gồm 3 lá chét lông chim, hình trứng, gốc lệch hơi hình tim, đầu có mũi nhọn ngắn, mép nguyên, hai mặt nhẵn.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm rủ xuống; hoa màu đỏ tía, mọc rất sít nhau,
  • Quả đậu, dài 10 – 12 cm, màu nâu sẫm; hạt hình bầu dục hoặc hơi hình thận, dài khoảng 2 cm, mép có viền dày ở 1/2 bên, màu nâu bóng.

Bộ phận dùng:

Hạt già thường gọi nhầm là quả, hình thận, màu đen, dài 3 – 4 cm.

Thành phần hóa học

Độc biển đậu có physovenin, physostigmin (eserin) 0,5%.

Tác dụng dược lý

Độc biển đậu rất độc, gây liệt chi dưới và chết do bị ngạt, và với liều lớn gây liệt tim. Alcaloid physostigmin là hoạt chất chính của cây độc biển đậu [Krisnamurthi A. et al., 1969: 41 – 42].

Physostigmin là chất làm mất hoạt tính của acetylcholinesterase, là enzym có chức năng trung hoà acetylcholin được giải phóng và do đó kìm hãm sự phân huỷ acetylcholin, dẫn đến kéo dài thời gian tác dụng và hiệu lực của acetylecholin tiết ra. Nó có tác dụng làm giảm sự ức chế cơ hộ hấp bởi curar và đối kháng với các thuốc giãn cơ tác dụng ngoại vi [Bộ Y tế, 2002: 721 – 723].

Physovenin là một alcaloid khác của độc biển đậu cũng có tác dụng ức chế acetylcholinesterase (Morales – Rios M.S et al., 2002).

Công dụng

Physostigmin được dùng để điều trị chứng mất trương lực ruột và bàng quang, bệnh nhược cơ, và để giải độc khi dùng quá nhiều thuốc dãn cơ kiểu curar.

Ở Ấn Độ, physostigmin salicylat được dùng trong nhãn khoa để làm giảm nhãn áp trong điều trị bệnh tăng nhãn áp và để hiệu chỉnh sự giãn đồng tử gây bởi các thuốc giãn đồng tử. Nó được dùng để điều trị sự căng trưởng và mất trương lực của ruột hoặc bàng quang và trong ngộ độc atropin [Krishnamurthi A. et al., 1969: 41 – 42).

  • Ở Jordani, nhân dân dùng độc biển đậu để trị bạn và bệnh ngoài da (Lev E., 2002). Trong y học dân gian Cameroon, độc biển đậu được dùng trị sốt do thấp khớp (Sandberg E. et al., 2005).

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More