10 November 2022

0 bình luận

Đơn kim

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Đơn kim

Tên tiếng việt: Đơn kim , Đơn buốt, Cúc áo, Quỉ châm thảo, Zí lạy (Kho), Zrum knóc (Bana)

Tên khoa học: Bidens pilosa L.

Họ: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: Chữa đái buốt, đái dắt, viêm gan, thấp khớp, dị ứng mẩn ngứa, cảm, viêm họng, bệnh đường ruột (cả cây). Cả cây nấu nước đặc ngâm chữa trĩ ngoại rất hiệu quả.

 

 

 

Mô tả

  • Cây thảo, sống hàng năm, cao 0,5 – 1 m. Thân cành cứng, nhẵn, có khía. Lá mọc đối có 3 lá chét hình mác hoặc trái xoan, dài 2 – 4 cm, rộng 1 – 2 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép có răng cưa, hai mặt nhẵn.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành đầu đơn độc hoặc đôi một, đầu gần hình cầu, rộng 0,6 – 1,5cm, lá bắc thuôn, dạng vảy, có lông, những hoa ở ngoài bất thụ,xếp thành một hàng… hình lưỡi màu trắng. Những hoa ở trong hữu thụ, hình ống màu vàng, cánh hoa bất thụ xẻ 3 thuỳ nhỏ ở đầu, nhị 4 – 5, thắt lại ở gốc và có tai ngăn, bầu của hoa bất thụ tiêu giảm, trái lại, ở hoa hữu thụ, bầu to lên gấp 2 – 3 lần.
  • Quả bế, hình kim, có 3 cạnh không đều, khi chín mầu đen.
  • Mùa hoa quả: Tháng 3-5 và tháng 8-10.
  • Còn có loài lá xẻ 5 thùy (Bidens bipinnata L ) đôi khi cũng được dùng.

Phân bố, sinh thái

Chi Hidens L., phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, có ít loài ở vùng cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, có 4 – 5 loài, đơn kim là cây thường giáp nhất, từ vùng đồng bằng đến trung du và miền núi. Độ cao phân bố rộng, có thể đến 1300m. Đơn kim cũng là loài phân bố rộng rãi khắp các nước vùng Nam Á, đảo Hải Nam và Nam Trung Quốc.

Đơn kim thuộc loại cây mọc nhanh, ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc thành quần thể dày đặc trên đất sau nương rẫy, bãi hoang và dọc theo đường đi… Cây con mọc từ hạt xuất hiện vào cuối mùa xuân ( khoảng tháng 4 ), sinh trưởng nhanh trong mùa hè, sau ra hoa quả nhiều rồi tàn lụi vào giữa mùa thu. Ở vùng núi, do mọc muộn nên thời gian tàn lụi của cây kéo dài hơn so với ở đồng bằng. Quả đơn kim có nhiều gai nhỏ, dễ bám vào lông động vật và quần áo người, để phát tán khắp nơi.

Đơn kim được coi là loài cỏ dại, thường lấn át các cây trồng. Muốn diệt trừ, cần loại bỏ khi cây còn nhỏ.

Bộ phận dùng

Phần trên mặt đất và lá, thu hái vào mùa hạ. Dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học

Đơn kim chứa nhiều thành phần thuộc các nhóm:

  • Polyacetylen: Toàn cây: glucopyranosyl- hydroxy, tetradecen, triyn.
  • Rễ cây: 1-phenylhepta-1,3- diyn-5 –en-7-ol acetat.
  • Ngoài ra, còn có phenyl – hepta-1, phenylpropanoid, phytosterol.
  • Triterpen: Phần trên mặt đất: friedelin, friedelan-3-ol.
  • Tinh dầu: Lá chứa tinh dầu gồm germacren D, limonen, camphor, T.muuronol
  • Phần trên mặt đất: acid linoleic, acid cafeic. Ngoài ra còn có phytyl heptanoat.

Tác dụng dược lý

  • Đơn kim có tác dụng dự phòng phản ứng quá mẫn ở chuột lang, ngăn cản phản ứng quá mẫn trên da chuột nhắt trắng, trên ruột chuột lang và ruột thỏ cô lập, có tác dụng chống viêm trên mô hình gây phù bằng formalin, dextran, kaolin và gây u hạt. Cao chiết với methanol từ lá có tác dụng ức chế in vitro đối với các vi sinh vật: Bacillus subtilis. Candida albtrans, Mycobacterium smegmatis, Staphylococcus aureus, Salmonella gallinarum. Cao nước cây tươi có tác dụng ức chế In vitro các vi khuẩn sau đây, với đường kính vòng vô khuẩn (mm) ghi trong ngoặc: Staphylococcus aureus , Protetus vulgaris , Pseudomonas aeruginosa , Salmonella typhi , Streptococcus faecalis , Escherichia coli , Klebsiella pneumoniae . Những polyacetylen, như phenylheptatriyn có trong đơn kim có tác dụng diệt nấm và diệt khuẩn: các flavonoid có tác dụng chống viêm và chống nhiễm khuẩn.
  • Đơn kim có tác dụng chống đái tháo đường trên thực nghiệm. Cao đơn kim có hoạt tính chống sốt rét cả in vitro và in vivo. Cao cồn đơn kim gây ức chế 90%. Plasmodium falciparum in vitro, phân đoạn tan trong cồn ức chế 86 – 94%, và phân đoạn tan trong butanol ức chế 68 – 79% .Cao cồn và phân đoạn tan trong cloroform gây giảm 40% mức độ nhiễm P. berghei trong máu chuột nhắt trắng. Hoạt tính chống sốt rét của đơn kim có thể quy cho các hợp chất acetylen. Những chất này dễ bị oxy – hoá nên ít hiệu quả. Hợp chất phenylhepta – 1, 3, 5 – triyu, ngoài tác dụng kháng một số men và vi khuẩn, còn có hoạt tính chống ký sinh trùng và diệt côn trùng đối với ấu trùng của Spodoptera frugiperda.
  • Lá khô đơn kim có hoạt tính đồng gây ung thư đối với u thực quản gây ở chuốt cống trắng. Ở Nam Phi, việc dùng lá đơn kim kích thích phát triển ung thư thực quản. Nghiên cứu cơ chế tác dụng chống viêm của đơn kim thấy cao cồn ức chế mạnh sự tổng hợp prostaglandin trong thử nghiệm in vitro đói với các chất ức thế cyclooxygenase. Cao methanol của đơn kim có hoạt tính bảo vệ chống phóng xạ đối với tủy xương. Đơn kim còn có tác dụng điều hoà miễn dịch, chống loét và làm giảm huyết áp.

Tính vị, công năng

Đơn kim có vị đắng, nhạt, hơi the, tính mát, vào 2 kinh can, thận, có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, tiêu độc, sát trùng

Công dụng

  • Đơn kim được dùng chữa viêm họng, sưng họng phát sốt, viêm ruột, tiêu chảy, lỵ, viêm thận cấp, dị ứng, mày đay, bệnh ngoài da mẩn ngứa nóng đỏ, nhức răng, đau mắt, vết thương sưng đau, rắn cắn và sâu bọ độc cắn. Ngày dùng 16 – 20g cây khô, hoặc 60 – 80g cây tươi, sắc uống. Để chữa rắn cắn, mề đay nổi mẩn, bị thương, trĩ lở,  dùng lá đơn kim giã nhỏ xát và đắp vào chỗ đau, kết hợp uống thuốc sắc. Đơn kim cũng thường dùng ngoài nấu nước tắm (100 – 200g nấu với 4 – 5 lít nước) bã xát kỹ để trị mẩn ngứa. Ở một số nơi, hoa đơn kim ngâm rượu (1/5) ngậm trị đau răng.
  • Theo kinh nghiệm nhân dân Trung Quốc, đơn kim được dùng chữa lỵ, tiêu chảy, viêm ruột, họng sưng đau, nấc, ngộ độc. Ngày uống 4 – 16g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, không kể liều lượng, chữa bọ cạp, nhện độc, rắn cắn. Ở Philippin, lá đơn kim được dùng làm rau ăn hàng ngày có tác dụng phòng bướu cổ. Ở Malaysia, nước hãm đơn kim trị ho. Ở Mêhicô, đơn kim chủ trị đái tháo đường và các rối loạn thần kinh, làm thuốc bổ thần kinh để trị trầm cảm và mệt mỏi trí não, dưới dạng chè. Ở Brazin, lá đơn kim là thuốc làm săn da, trị vết thương, vết loét và sưng các tuyến, dưới dạng thuốc đắp. Còn dùng trị sốt rét, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và họng. Ở Peru, nước sắc phần trên mặt đất dùng ngoài chữa vết thương, nước sắc rễ dùng uống để trị giun, bệnh gan do nghiện rượu, vô niệu và đau kinh.
  • Ở Nigiêria, dịch ép hoặc nước sắc lá đơn kim trị viêm ruột kết và tiêu chảy; dịch ép tươi của toàn cầy trị đau tai, chảy máu và các phản ứng viêm. Ở Ruanda, lá đơn kim được dùng sát khuẩn trị viêm phổi, ghẻ cóc. Ở Papua – Niu Guinê, nụ hoa nghiền nát dùng ngoài để rút mủ khỏi các nhọt, cồn thuốc từ hoa và lá ngậm, trị đau răng. Ở  bờ Biển Ngà, dịch ép lá nhỏ tai trị đau tai.
  • Đơn kim còn được dùng rộng rãi trong y học dân gian một số nước khác để làm giảm đau. Nước sắc, nước hãm, hoặc dịch ép lá chữa ho, đau thắt ngực, nhức đầu, sốt, đái tháo đường, táo bón, tiêu chảy, giun đường ruột, đau dạ dày, đau răng, ngộ độc, đau cơ. Lá nấu nước tắm trị ngứa và đau thấp khớp, vò nát, đôi khi hơ nóng trên lửa, đắp trị viêm, bỏng, vết thương, vết loét.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>