10 November 2022

0 bình luận

Đơn răng cưa

10 November 2022

Tác giả: thuc


Đơn răng cưa

Tên tiếng việt: Đơn răng cưa, Bách nha, Đơn ăn gỏi, Đơn núi, Đơn trâu, Đơn lộc ớt, Co táp, Tạp lượt (Tày), Ka dơ loang (Kdong), Địa phan (Dao)

Tên khoa học: Maesa indica Wall.

Tên đồng nghĩa: Boebotrys indica Roxb

Họ: Myrsinaceae (Đơn nem)

Công dụng: Thuốc tẩy giun kim. Chữa dị ứng mẩn ngứa, ghẻ lở (Lá).

 

 

Mô tả cây

  • Đơn răng cưa là một cây nhỏ, nhẵn, trừ những cành non và cụm hoa hơi có lông. Thân gầy, có gân dọc, có bì khổng.
  • Lá hình thuôn dài 8-13cm, rộng 3-9cm, cuống lá hình máng phía trên dài 1-2cm.
  • Hoa trắng mọc thành chùm đơn hay phân nhánh ở phần ba phía dưới. Quả hình trứng, đường kính 3mm nhẵn hay hơi có những gân dọc nổi, vỏ quả ngoài cứng, rất mỏng. Nhiều hạt, mặt nhăn nheo, nhiều cạnh, dài 0,6mm. Mùa hoa: tháng 2, mùa quả tháng 10.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, nhiều nhất ở miền Bắc và miền Trung. Còn thấy ở Trung Quốc.
  • Bộ phận dùng: thường dùng lá tươi.

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu, chỉ mới biết trong lá có chất độc đối với cá.

Công dụng và liều dùng

  • Nhân dân thường dùng lá cây này chữa mẩn ngứa dị ứng, mề đay dưới hình thức giã nát xào với mỡ bôi lên những nơi mẩn ngứa dị ứng đã rửa sạch. Còn có thể nấu nước tắm. Thường chỉ dùng ngoài, liều lượng tùy theo nơi mẩn ngứa to hay nhỏ.
  • Một số nơi dùng làm lá gói nem, hay ăn cùng với nem mặc dầu trên thực nghiệm lá độc với cá.

Chú thích: 

Ngoài cây đơn răng cưa nói trên, người ta còn dùng với tên đơn răng cửa hay đơn núi, đơn trâu đok tu pa (Lào) cây Maess balansae Mez, thuộc cùng họ. Cùng một công dụng cà cách dùng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More