10 November 2022

0 bình luận

Đuôi chuột

10 November 2022

Tác giả: thuc


Đuôi chuột

Tên tiếng việt: Cỏ đuôi lươn, Bôn bôn, Đũa bếp, Điềm thông

Tên khoa học: Stachytarpheta jamaicensis (L.) Vahl

Họ: Philydraceae

Công dụng: Thuốc điều kinh, hậu sản và chữa ghẻ (cả cây trừ rễ sắc uống).

 

 

 

Mô tả cây

  • Cây thảo sống nhiều năm, cao đến 2m. Thân màu lục tím, có 4 cạnh.
  • Lá mọc đối, hình bầu dục, mép có răng, dài 3-8cm, rộng 2-4cm, cuống lá 2-5cm. Cụm hoa bông mọc đứng ở ngọn cây dài 20-40 cm, nom như cái đuôi chuột. Hoa gắn trong trục lõm; lá bắc của hoa cao 5-10mm, mép có răng; đài hoa có 5 răng; tràng hoa màu lơ (có khi trắng) chia 2 môi, dài 8-10mm; nhị thụt; bầu 2 ô. Quả nang cao 4-5mm, mang đài tồn tại chứa 2 hạt.
  • Mùa hoa quả: tháng 4-6

Phân bố, sinh thái

Cây của Mỹ châu nhiệt đới, được phát tán vào nước ta, thường gặp mọc ở các bãi hoang, dọc đường đi và quanh làng xóm. Đuôi chuột là cây ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc từ hạt vào cuối mùa xuân trên đất ẩm. Cây sinh trưởng nhanh, ra hoa quả nhiều, hạt có sức nảy mầm khỏe. Ở nhiều nơi, đuôi chuột mọc tập trung gần như thuần loại, lấn át các loại cây thảo khác. Đuôi chuột được coi là loài cỏ dại, ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng.

Bộ phận dùng

Toàn cây thu hái toàn cây quanh năm. Rửa sạch, cắt khúc rồi phơi khô

Thành phần hóa học

Trong cây có một chất glucosidic. Thân và lá có tarphetamin, lá còn có dopamin là chất có tác dụng chữa cao huyết áp. Rễ có acid chlorogenic và tanin.

Tác dụng dược lý

Trong thí nghiệm sàng lọc dược lý, cao nước lá đuôi chuột tiêm phúc mạc cho chuột cống trắng có tác dụng làm giảm vận động, gây mất điều hoà, an thần, giảm đau, sa mi mắt, dựng lông và giảm thân nhiệt. Cao ethanol lá và thân tươi có tác dụng chống co thắt và dãn mạch. Cao ethyl acetat của lá làm chậm sự sinh trưởng của bọ gậy muỗi Aedes aegypti và cũng có hoạt tính diệt ấu trùng ve Boophilus microplus.

Tính vị, công năng

Đuôi chuột có vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu.

Công dụng

Thường dùng chữa:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Đau gân cốt do thấp khớp;
  • Viêm kết mạc cấp; viêm hầu;
  • Lỵ ỉa chảy;
  • Cảm lạnh, ho.
  • Dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị mụn nhọt và viêm mủ da, chấn thương bầm giập.
  • Cây được dùng ở Brazin, dùng ngoài trị loét có mủ, dùng trong trị sốt và viêm thấp khớp, ở Guyana dùng trị lỵ.

Đơn thuốc:

  1. Viêm hầu họng: Đuôi chuột tươi, giã nát, thêm đường, dùng ngậm nuốt nước.
  2. Mụn nhọt, viêm mủ da: Đuôi chuột 90g, Ngưu tất 60g. Bọ mắm 60g, giã chung và đắp ngoài.
  3. Chấn thương bầm giập: Đuôi chuột, Cỏ cứt lợn, mỗi thứ một ít, giã chung rồi đắp.
  4. Tẩy giun cho trẻ em, dùng nước sắc rễ Đuôi chuột, thêm nước ép lá (dịch lá) cho uống.

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More