10 November 2022

0 bình luận

Gà Ác

10 November 2022

Tác giả: thuc


Gà Ác

Tên tiếng Việt: Gà ác, Gà đen, Gà chân chì

Tên khoa học: Gallus gallus domesticus Brisson

Họ: Phasianidae

Công dụng: Trị các bệnh về phổi, thận, đau lưng, mồ hôi trộm, chân tay yếu mỏi, rất tốt cho người tạng yếu, lao lực, người mới ốm khỏi, đang dưỡng bệnh, đàn bà sau khi đẻ; chữa hư nhược, kém ăn, mệt mỏi

 

Mô tả

Thân nhỏ, khác biệt với các giống gà khác bởi bộ lông trắng không mượt, toàn bộ da, mắt, thịt, xương, chân đều đen và chân có 5 ngón

Phân bố, sinh thái

Hiện nay, gà ác được nuôi không nhiều, ở một số vùng chủ yếu để lấy thịt, xương làm thuốc.

Bộ phận dùng và tính vị, công năng

Trong y học cổ truyền, gà ác được dùng với tên thuốc là ô kê. Chỉ dùng thịt (ô kê nhục) và xương (ô kê cốt).

Dược liệu có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dưỡng cao, chóng lại sức.​​

Công dụng

  • Thịt gà ác đặc trị các bệnh về phổi, thận, đau lưng, mồ hôi trộm, chân tay yếu mỏi, rất tốt cho người tạng yếu, lao lực, người mới ốm khỏi, đang dưỡng bệnh, đàn bà sau khi đẻ. Dùng riêng, thịt gà ác tẩm mật ong, nướng qua, rồi sấy khô giòn, tán bột mịn (ô kê tán), làm viên (ô kê hoàn) hoặc ngâm rượu (ô kê tửu) để uống hàng ngày.
  • Dùng phối hợp, gà ác (1 con độ 0,5 kg), hạt sen (50 g), hoài sơn (20 g), đương quy (20 g). Bóp chết gà (không cắt tiết) làm lông, mổ moi, bỏ ruột, phổi, để lại tim, gan, cật và mề (đã làm sạch). Các dược liệu thái nhỏ cho vào bụng gà, thêm ít muối, khâu lại. Ninh cho thật nhừ. Ăn cả cái lẫn nước trong một ngày. Hoặc thịt gà ác rửa sạch bằng rượu trắng, đồ chín với đậu đen đã ngâm nước một đêm. Ăn hết trong ngày. Để chữa chứng chảy máu tử cung, lấy thịt gà ác (100g) chặt nhỏ, hấp cách thủy với lá ngải cứu (20 g), rượu trắng (30 ml) và nước (50 ml) cho chín nhừ. Ăn cả cái lẫn nước (Những người có rối loạn kinh nguyệt, máu nóng, không dùng bài thuốc này).
  • Theo tài liệu nước ngoài, các chuyên gia thực phẩm cho rằng ăn những thực phẩm có màu đen như gà ác, vừng đen, đậu đen, gạo cẩm có thể điều tiết khả năng sinh lý của con người, kích thích hệ thống bài tiết, tiêu hóa, tuần hoàn, làm tăng hồng cầu, da dẻ hồng hào, tóc đen và kéo dài tuổi thọ.
  • Xương gà ác, từ lâu đã được coi là vị thuốc quý của một số nước phương đông. Phối hợp với những vị thuốc khác, xương gà ác được nấu thành cao, gọi là “tinh gà đen”, một loại thuốc bổ chữa hư nhược, kém ăn, mệt mỏi, đau lưng, mất ngủ, sinh dục yếu, bạch đới, băng huyết, kiết lỵ, mồ hôi trộm.
  • Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, gà ác cũng được dùng chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian gia truyền. Gà đen (1 con khoảng 500 g) làm thịt, hầm nhừ, rồi cho sinh địa (15 g), đương quy (15 g), bạch thược (10 g), xuyên khung (7,5 g) đã ngâm nước, rồi ngâm nửa cốc rượu. Tiếp tục hầm cho thịt thật nhừ. Ăn hết trong ngày. Chữa thiếu máu (Gà hầm ngũ vị). Thịt gà đen (1 con nhỏ) hấp cách thủy với hoàng kỳ (30 – 50 g) ăn trong ngày lại là thuốc chữa kinh nguyệt không đều.

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More