10 November 2022

0 bình luận

Găng trắng

10 November 2022

Tác giả: thuc


Găng trắng

Tên tiếng Việt: Găng trắng, Găng nhung, Găng bọt, Găng lông, Găng gậc, Mạy càng (Tày)

Tên khoa học: Randia dasycarpa (Kurz) Bakh. f.

Họ: Rubiaceae (Cà phê)

Công dụng: Chữa đái dắt, đái vàng, sôi bụng (Lá làm thạch ăn).

 

 

Mô tả cây

  • Cây nhỏ, cao 5 – 7m. Thân mảnh, phân nhiều cành, lúc non có cạnh và có lông tơ, sau tròn có màu xám nhạt, hai bên kẽ cành có hai gai dài nhọn, mọc ngang.
  • Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc trái xoan ngược, gốc thuôn hoặc tròn, đầu nhọn, dài 2,5 – 13cm, rộng 1,5 – 4,5cm, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới trắng nhạt, có lông tơ, lá kèm nhỏ dễ rụng; cuống dài 0,5 – 1,5cm.
  • Hoa nhỏ, mọc riêng lẻ ở gần đầu cành, màu lục vàng nhạt, dài 5 – 10 (thường là 6) răng nhọn, ống dài hình trụ; tràng thường 8 cánh thuôn tròn, ống tràng hình trụ; nhị 5 – 10 đính ở họng tràng, không có chỉ nhị; bầu 2 ô.
  • Quả mọng, hình trứng hoặc hình cầu, thịt xốp khi chín màu vàng, chứa 2 hạt to.
  • Mùa hoa quả: tháng 5 – 8.

Phân bố, sinh thái

Randia L. là một chi lớn, gồm các cây gỗ nhỏ, cây bụi hay dây leo gỗ, phân bố ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, nhất là ở châu Á và châu Phi. Ở Ấn Độ có 14 loài, Việt Nam có gần 20 loài. Găng trắng là loài phân bố tương đối phổ biến ở vùng nhiệt đới Nam Á và Đông – Nam Á, bao gồm Ấn Độ, Srilanca, Malaysia, Inđônêsia, Thái Lan, Campuchia, Lào và một số tỉnh Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, loài này cũng có diện phân bố tương đối rộng, từ vùng núi đến trung du và cả một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Độ cao phân bố phổ biến thường dưới 500m.

Găng trắng là cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc ở ven rừng, đồi cây bụi, bờ nương rẫy và trong các lùm bụi quanh làng (vùng đồng bằng). Cây mọc gần nguồn nước thường sinh trưởng phát triển mạnh và có kích thước lớn hơn cây mọc ở đồi cây bụi. Ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, chịu dược chặt phá do có khả năng tái sinh cây chổi khoẻ. Đôi khi được trồng làm bờ rào do cây có gai.

Bộ phận dùng

Lá và quả thu hái vào mùa hè, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học

Quả găng trắng chứa saponin triterpenic.

Công dụng

Quả găng trắng ngâm hoặc sắc lấy nước gội đầu làm cho tóc mềm mại, bóng mượt và dùng để giặt quần áo nhất là những hàng tơ lụa có màu.

Lá găng trắng thường được nhân dân địa phương làm thạch ăn cho mát.

Cách làm thạch găng như sau:

  • Lấy chừng 100g lá tươi già hoặc 30g lá khô, loại bỏ lá non, lá úa, lá sâu, rửa sạch (cần nhẹ tay tránh làm rách lá), để ráo nước cho vào chậu sach, đổ thêm 1 – 1,5 lít nước đun sôi để nguội.
  • Vò mạnh cho nát lá chừng 15 – 20 phút.
  • Lọc nhanh bằng vải xô, tốt nhất là bằng rây.
  • Vớt hết bọt nói ở trên, để yên cho đông thành thạch.
  • Thời gian đông đặc khoảng 4 – 6 giờ. Thạch găng có màu xanh lá cây (nếu làm bằng lá tươi) hoặc màu nâu
    nhạt (nếu làm bằng lá khô).

Thạch găng ăn thơm, ngon và mát. Khi ăn trộn với đường với tỷ lệ một phần thạch trộn với một phần nước đường. Đường trắng 300g nấu với 12 lít nước, đun sôi 5 – 10 phút cho tan hết đường, lọc để nguội, thêm mấy giọt tinh dầu chuối hoặc ngâm mấy bông hoa nhài cho thơm.

Thạch găng đường được chế biến và bán phổ biến làm nước giải khát ở huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh.

Ngoài ra, người ta còn trộn lá tiết dê với lá găng, lượng bằng nhau để làm thạch, cách chế biến như trên.
Thạch găng – tiết dê có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu tiện rất tốt, dùng chữa tiểu tiện vàng, đỏ, đái rắt, đái buốt, nóng ruột, sôi bụng.

Ở Campuchia, quả găng trắng được dùng làm thuốc chữa viêm lợi răng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More