10 November 2022

0 bình luận

Giáng hương

10 November 2022

Tác giả: thuc


Giáng hương

Tên tiếng Việt: Giáng hương, Giao bát, Mắt chim

Tên khoa học: Pterocarpus indicus Willd.

Họ: Fabaceae (Đậu)

Công dụng: Chữa trúng độc, đau dạ dày, ruột, mụn nhọt (Vỏ). Nhựa chữa ỉa chảy mạn tính, xuất huyết, lậu, thấp khớp và sốt rét.

 

 

Mô tả cây

  • Cây gỗ lớn, cao 10-13m, nhánh sà. Lá dài 20-25cm, mang 5-9 lá chét mỏng hình trái xoan, dài 4,5-10cm, rộng 2,5-5cm, không lông. Chùm hoa ở nách lá có nhánh hay không; đài có lông, cánh cờ rộng 9mm. Quả dẹp, rộng 5cm, vòi nhuỵ ở ngang hột, chứa 3 hạt.
  • Mùa hoa quả: tháng 5-9

Phân bố, sinh thái

  • Cây của miền Nam Ðông Dương, bán đảo Malaysia, Java, Sumatra, mọc hoang ở rừng các tỉnh phía Nam.
  • Cây thường mọc trong các kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, còn nguyên sinh hay mới trở nên thứ sinh do khai thác gỗ. Ở một số nơi, giáng hương mọc tương đối tập trung và trở thành loài cây ưu thế của rừng. Giáng hương là cây ưa sáng, có thể sống được trên nhiều loại đất có tầng đất thịt sâu; ra hoa kết quả nhiều hàng năm; tái sinh tự nhiên từ hạt.

Bộ phận dùng

Nhựa trích từ cây, có màu đỏ, sẽ đông cứng sau vài giờ, thường được gọi là kino. Còn dùng vỏ cây, gỗ thân, lá và hạt.

Thành phần hoá học

Nhựa kino chứa một tanin riêng biệt là acid kino-tannic và một chất màu đỏ. Nếu chưng cất khô, nó cho chất pyrocatechin và acid protocatechinic.

Tính vị, công năng

  • Nhựa của cây có tác dụng như chất chát, không mùi và làm săn da.
  • Vỏ quả gây nôn.

Công dụng

Dùng uống trong trường hợp ỉa chảy mạn tính, xuất huyết, bạch đới, lậu và dùng trám răng. Ở Malaysia, dùng chữa đau dạ dày, tim hồi hộp, thấp khớp, bạch đới, thường dùng phối hợp với những vị thuốc khác có mùi thơm để tăng hiệu lực. Ở Campuchia, nhựa cây dùng chế thuốc trị sốt rét, làm thuốc lợi tiểu và chống lỵ và còn dùng để trám răng.

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More