10 November 2022

0 bình luận

Gièng gièng

10 November 2022

Tác giả: thuc


Gièng gièng

Tên tiếng Việt: Gièng gièng, Cây lâm vố, Kok chăn, Cây hoa thơm

Tên khoa học: Butea monosperma (Lam.) Taub.

Họ: Fabaceae (Đậu)

Công dụng: Tẩy giun (Hạt). Chữa ỉa chảy, kiết lỵ (Vỏ).

 

Mô tả cây

  • Cây gỗ cao 8-10m, có thân vặn và cành không đều.
  • Lá to, kép lông chim lẻ; lá chét 10-20cm, không giống nhau. Lá chét cuối hình thoi- mắt chim, các lá chét bên không cân, hình trái xoan hay trái xoan ngược, tù, mặt dưới có nhiều lông mềm, dày đặc. Hoa màu da cam sáng chói, cong, có lông mềm, xếp thành chuỳ dài. Quả thuôn, tù ở hai đầu, hơi có lông mềm màu trắng, có vân mạng, mép quả dày. Hạt màu đỏ, hình bầu dục rộng, nhẵn và phẳng.
  • Hoa tháng 6-10.

Phân bố, sinh thái

  • Loài phân bố ở Ấn Độ, Xri Lanka, các nước Ðông Dương đến Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc nhiều ở những chỗ trống vùng đồng bằng và trong các savan, trên đất sét cát ở độ cao tới 1500m, từ Quảng Trị đến Ðồng Nai.
  • Gièng gièng thích nghi cao với vùng có khí hậu nhiệt đới điển hình, với hai mùa khô và mưa rõ rệt. Cây ưa sáng, thường mọc trên loại đất đỏ bazan dễ thấm nước, ra hoa quả nhiều, hoa có màu đỏ đẹp nên thường được trồng làm cảnh và lấy bóng mát ở những nơi công cộng. Hạt gièng gièng có khả năng nảy mầm khoẻ.

Bộ phận dùng

Nhựa, hạt và vỏ. Nhựa trích từ cây gồm phần nửa là gôm.

Thành phần hoá học

Nhựa chích từ cây gồm gần phân nửa là gôm. Từ gôm cây đã tách được leucocynictin; còn có pyrocatechin, acid kinotannic và gôm. Lá và hoa đều chứa glucosid. Trong hạt có 3 alcaloid độc đối với giun đất; hạt chứa 18,97% một chất dầu màu vàng; hạt tươi chứa các men proteolytic và lipolytic. Hoa chứa 1,5% glucosid butrin 0,3% butein, 0,04% butin, 0,02% một glucosid và một heterosid.

Tính vị, công năng

Nhựa cây có màu đỏ, đông lại ngoài không khí, phồng lên trong nước lã và làm cho nước có màu đẹp. Nhựa này có vị se. Hạt có tính tẩy và trừ giun. Lá se, bổ. Hoa se, lợi tiểu, lọc máu và kích dục. Vỏ và hạt trị nọc độc.

Công dụng

  • Ở Ấn Độ, hạt dùng thay thế santonin để trục giun. Gôm nhựa cây được dùng trị ỉa chảy và kiết lỵ. Vỏ cây và hạt dùng trị rắn độc.
  • Ở Campuchia, nhựa cây được dùng trị ỉa chảy của trẻ em và người lớn. Cũng dùng để băng bó các vết thương và vết loét bằng cách phối hợp với nhựa dầu mè (Jatropha curcas) để tạo thành bột đắp lên vết thương và các mụn nhọt và viêm hạch. Người ta dùng lá Sa nhân (Amomum zerumbet) và giã ra với tỷ lệ 8 phần lá cây, 2 phần muối ăn và 1 phần nhựa Gièng gièng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More