10 November 2022

0 bình luận

Gòn

10 November 2022

Tác giả: thuc


Gòn

Tên tiếng Việt: Gòn, Bông gòn

Tên khoa học: Ceiba pentandra (L.) Gaertn.

Họ: Bombacaceae ( Phân họ Gạo )

Công dụng: Bệnh về đường tiết niệu, về thận, phổi, đau ngực, ho, lỵ, ỉa chảy, bệnh về khớp, sốt rét, phù toàn thân (Vỏ). Lá non làm thuốc lợi sữa. Lá giã nấu nước gội đầu. Rễ chữa bọ cạp cắn, đái đường...

 

 

Mô tả

  • Cây lớn có thân tròn thẳng, cao 20-30m. Cành nằm ngang. Thân cây lúc còn non có gai hình nón. Các bộ phận non đều có màu xanh.
  • Lá kép chân vịt có 5-8 lá chét hình thuôn; gốc và chóp lá đều nhọn.
  • Hoa họp thành bông dày ở ngọn cành, màu trắng bẩn. Đài hợp, có 5 thuỳ, mặt trong có lông nhung. Tràng 5, có lông nhung ở mặt ngoài. Nhị 5, chỉ nhị chẻ đôi.
  • Bầu hình nón, không lông, vòi nhuỵ nhẵn, đầu nhuỵ hình đĩa có 5 thuỳ hình răng.
  • Quả khô, hình bắp thịt, mở thành 5 mảnh. Vỏ quả có nhiều lông trắng dài.

Bộ phận dùng

Vỏ cây, gôm, chồi non, lá, rễ cây, dịch rễ, quả non, hạt chưa bóc vỏ – Cortex, Gummi, Gemnia, Folium, Radix, Fructus Semen Ceibae Pentandrae.

Nơi sống và thu hái

Loài cây của Mỹ châu nhiệt đới, được trồng nhiều ở miền Nam nước ta, ở Lào, Ấn Độ, Mianma, nam Trung Quốc, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia.

Thành phần hoá học

Thân cây chứa gôm. Hạt có thành phần giống hạt bông nhưng chỉ có ít hoặc không có gossypol. Trong hạt Gòn có 20-25% dầu, 22,5-31,6% protein, 15-26% các este. Trong dầu hạt có các acid oleic, palmitic, stearic, acid béo rắn, acid béo lỏng, phytosterin, pentosan. Dầu này có màu vàng sáng hay màu lục, không mùi, có vị giống dầu lạc, nửa đặc.

Tính vị, tác dụng

Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu, làm săn da, hạ nhiệt; lại có tác dụng gây nôn, kích dục và cũng như vỏ gạo có tính chất làm giảm đau và hồi phục thần kinh khi bị viêm các loại rễ thần kinh. Gôm nhựa của cây bổ, gây khát, làm săn da và nhuận tràng. Lá non làm dịu, lợi sữa. Rễ lợi tiểu. Quả chưa chín làm săn da, làm thuốc nhầy dịu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Java, người ta dùng các quả thật non để xào nấu làm rau ăn. Hạt làm giá; giá gòn dùng ăn sống hay xào ăn cũng ngon; lại có tính làm tăng sự tiết sữa. Nhiều bộ phận được sử dụng làm thuốc. Vỏ cây thường dùng sắc uống chữa bệnh về cơ quan tiết niệu, bệnh về thận, bệnh về phổi, đau ngực, ho, lỵ, ỉa chảy, nhất là ỉa chảy thành từng thỏi dài, từng đoạn trông như albumin. Vỏ cũng dùng chữa chứng bất lực và còn dùng để chữa các bệnh về khớp, sốt rét và làm thuốc giải độc rượu. Liều dùng 15-20g dạng thuốc sắc; nếu dùng quá liều có thể bị nôn. Gôm từ thân cây tiết ra dùng trị đau bụng, lỵ, rong huyết, đái tháo. Liều dùng 4-10g. Các chồi non và lá là thuốc gây nôn và giải độc rượu. Liều dùng 15-20g. Lá non làm thuốc lợi sữa; lá già dùng nấu nước gội đầu cho tóc mượt. Rễ Gòn dùng trị bò cạp đốt, cũng dùng sắc uống trị sốt rét, lỵ mạn tính, ỉa chảy, cổ trướng và phù toàn thân. Dịch rễ dùng trị đái đường. Dầu hạt Gòn được dùng thay thế dầu hạt Bông và có thể dùng chế xà phòng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More