10 November 2022

0 bình luận

Hành nén

10 November 2022

Tác giả: thuc


Hành nén

Tên tiếng Việt: Hành nén, Nén, Hành tăm, Tiểu toán

Tên khoa học: Allium ascalonicum L.

Họ: Alliaceae (Hành)

Công dụng: Chữa cảm, sốt, rắn cắn, ho, thông huyết, kích thích tiêu hoá, kháng khuẩn, lợi tiểu, điều kinh (cả cây sắc uống).

 

Mô tả cây

  • Cây thảo sống dai, cao 15-50cm, hành to 2-3 cm, có cạnh, vẩy mỏng như giấy, thường có màu đỏ hay màu trắng. Lá hình trụ nhọn, rỗng, tròn, màu xanh mốc. Cụm hoa dạng tán ở đầu một cán cao 20-50cm, rộng; tán hoa hình cầu. Bao chung hình bẹ, trắng. Hoa có 6 phiến hoa rời, màu trắng, hường hay tim tím; cuống hoa 1-1,5cm.
  • Mùa hoa: tháng 8-10; mùa quả: tháng 11-1

Phân bố, sinh thái

Cây được trồng làm rau ăn từ lâu đời ở tất cả các địa phương; thường trồng ở rẫy và ở vùng đồng bằng. Cây chịu được lạnh về mùa đông. Vào tháng 7-8, lúc lá khô, người ta đào lấy củ đem phơi khô, rồi để trong bóng mát.

Bộ phận dùng

Thân hành, củ.

Thành phần hóa học

Củ Hành cũng chứa acid malic, phytin, các chất sulfid và tinh dầu chứa allicin.

Tác dụng dược lý

Hành nén có tác dụng ức chế rõ rệt các trực khuẩn lỵ và ức chế yếu hơn các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu và trực khuẩn coli in vitro.

Tính vị, công năng

Vị cay, tính bình, không độc; có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết. Ta thường dùng thay Hành hoa làm thuốc kích thích tiêu hoá, kháng khuẩn, lợi tiểu, làm ra mồ hôi, điều kinh. Ở Ấn Độ, củ xem như có tác dụng kích dục.

Công dụng

Thường dùng làm gia vị: Lá dùng ăn sống hoặc xào nấu với các loại rau, thịt, củ dùng xào nấu. Nhân dân ta thường dùng củ hành muối làm dưa ăn, nhất là vào dịp Tết nguyên đán. Trong dưa hành, có nhiều loại men và acid lactic có tác dụng ngăn cản quá trình lên men thối ở ruột giúp cho cơ thể tránh được đầy hơi, nhiễm độc. Trong y học dân gian, ta thường dùng hành chữa thương hàn trúng phong, ác khí, nhức đầu lạnh nóng; mắt mờ tai điếc, thổ nục huyết, đàn bà thai động vú sưng, trẻ em trúng ác và sưng thũng.

Đơn thuốc:

  1. Phong hàn, thời dịch, ôn nhiệt và sản hậu cảm mạo, nhức đầu sợ lạnh: Hành củ, Hương đậu xị, đều 15g, nước tiểu trẻ em một chung. Gừng tươi 3 lát, có thể thêm Chè hương 10g, cho vào 300ml nước sắc uống nóng, sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
  2. Tiểu tiện bí: Hành củ dầm tươi với vài con gián đất đặt dưới rốn.
  3. Sang thũng: Đâm nát hành củ vắt lấy nước mà thoa.
  4. Ghẻ chốc, lở loét, sưng ngứa: Nấu hành lấy nước rửa.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More