10 November 2022

0 bình luận

Hến

10 November 2022

Tác giả: thuc


Hến

Tên hoa học: Corbicula cyreniformis Prime

Họ: Hến (Corbiculidae)

Công dụng: chữa táo bón, còi xương trẻ em, trị đái đêm, mồ hôi trộn.

Mô tả

  • Động vật thân mềm cỡ nhỏ, hai mảnh vỏ, dài 2,5 – 3 cm, vỏ dày có dạng gần tròn, tam giác hoặc bầu dục,
  • Mặt ngoài vỏ nhẵn bóng, các đường sinh trưởng đều, màu xám đen. Phần đỉnh vỏ hơi nhô cao. Bên trong là lớp thịt nhầy, màu trắng.
  • Các loài hến khác là Corbicula baudoni Morlet, C. morletiana Prime, C. bocurti Morlet cũng được sử dụng.

Phân bố, sinh thái

Hến phân bố ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác. Còn có ở Trung Quốc, Nhật Bản. Sống ở đáy hồ, sông, suối, khắp vùng đồng bằng, trung du và miền núi, Đẻ trứng.

Ở Việt Nam, có khoảng 11 loài hến, trong đó 4 loài thường gặp (đã được nêu ở trên).

Bộ phận dùng

Thịt hến có tên thuốc trong y học cổ truyền là nghiễn nhục. Vỏ hến là nghiễn xác.

Thành phần hoá học

  • Thịt hến chứa 4,5% protid, 0,7% lipid, 1,44 mg% Ca và 86 mg% P.
  • Vỏ hến có chất chitin như trong vỏ trai sống.

Tính vị, công năng

  • Thịt hến có vị ngọt, mặn, tính lạnh, không độc, có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, giải độc, lợi tiểu.
  • Vỏ hến có vị mặn, tính ẩm, không độc, có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn.

Công dụng

Trong dân gian, người ta hay nấu món canh thịt hến với khế chua vào những ngày hè nóng nực để ăn cho mát. Họ còn cho rằng món ăn này có thể cung cấp đủ lượng calci và vitamin C cần thiết cho cơ thể và trị được chứng tiêu khát, cước khí, bí tiểu tiện, sang lở. Thịt hến nấu với rau giền, ăn lại chữa táo bón.

  • Để chữa còi xương cho trẻ nhỏ: lấy 10 – 15 con hến to, làm sạch, lấy thịt giã nát trộn với 1 quả trứng gà, đem hấp cách thủy cho chín, rồi cho trẻ ăn hết trong ngày.
  • Chữa chứng hay đái đêm: Thịt hến (30 – 50g), hến to, làm sạch, lấy thịt, giã nát, trộn với một quả thịt lợn nạc (200g). Tất cả ninh nhừ, thêm muối ăn hết trong ngày.
  • Chữa mồ hôi trộm về đêm: Thịt hến (100g), thịt sò biển (100g), rễ hẹ (50g). Ninh nhừ, ăn hết trong ngày.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More