10 November 2022

0 bình luận

Hồ điệp

10 November 2022

Tác giả: thuc


Hồ điệp

Tên tiếng việt: Bướm bạc, Hoa bướm, Hồ điệp, Bứa chùa (Thái), Bươm bướm

Tên khoa học: Mussaenda pubescens Ait. f.

Họ: Rubiaceae (Cà phê)

Công dụng: Chữa ho (Hoa). Giảm đau, đau mắt,vàng da, tê thấp, giải đau, hậu sản (Rễ sắc uống)

 

 

Hình ảnh: Cây Bướm bạc

  • Còn gọi là bướm bướm, hoa bướm, bứa chừa (Thái).
  • Tên khoa học Mussaenda pubescens Ait. f.
  • Thuộc họ Cà phê Rublaceae.

Mô tả cây

Cây nhỡ mang rất nhiều cành, cành non có lông mịn. Lá nguyên mọc đối dài 4-9cm, rộng 1,5-4,5cm, lá kèm hình sợi. Cụm hoa hình xim ngù mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng. Trong số 5 lá đài có 1 lá đài phát triển, màu trắng, mềm, gân nổi rõ, có cuống dài, nhân dân cho đó là cánh hoa màu trắng. Quả mọng dài 6-9mm, rộng 6-7mm, màu đen, có gân dọc trên quả, nhẵn. Rất nhiều hạt nhỏ, màu đen mặt hình mạng.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang khắp nơi, thường gặp ở các đồi núi nơi quang, ven rừng. Người ta dùng hoa, thân và rễ thu hái gần như quanh năm. Thu hái về phơi hay sấy khô để dành. Không phải chế biến gì khác.

Ngoài cây bướm bạc Mussaenda pubescens nói trên, trong nhân dân còn dùng nhiều loài Mussaenda khác cũng mang tên bướm bạc như Mussaenda cambodiana Pierre, Mussaenda dehiscens Craib, Mussaenda frondosa L.

Thành phần hóa học

Toàn cây chứa acid cafeic, acid ferulic, acid cumaric, glucosid, sitosterol.

Công dụng và liều dùng

  • Hoa bướm bạc được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa ho, hen, sốt cách nhật, dùng ngoài giã nát đắp lên những nơi viêm tấy, gẫy xương. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.
  • Dùng ngoài không kể liều lượng.
  • Rễ bướm bạc dùng làm thuốc giảm đau, chữa tê thấp, khí hư bạch đới. Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc.
  • Cành và thân lá cũng dùng như trên. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More