10 November 2022

0 bình luận

Hổ nhĩ thảo

10 November 2022

Tác giả: thuc


Hổ nhĩ thảo

Tên tiếng Việt: Hổ nhĩ thảo, Tai hùm, Sách trườn

Tên khoa học: Saxifraga sarmentosa L.f.

Họ: Saxifragaceae (Tai hùm)

Công dụng: Tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu phong giảm đau.

 

Mô tả cây

  • Cây thảo cao 20-30cm, có chồi dài. Lá màu đỏ, chụm ở đất, phiến tròn hình thận, to 5-7cm, có lông dày mặt trên, mép có răng đối; cuống dài, chùy hoa thưa, hoa đối xứng hai bên trên cuống 1cm, có lông dày; lá đài 5, không bằng nhau; cánh hoa 5 mà hai cái ở dưới to, màu trắng, nhị 10, lá noãn 2. Quả nang chứa nhiều hạt.
  • Hoa tháng 5-8, quả tháng 7-11.

Phân bố, sinh thái

  • Cây của Trung Quốc, Nhật Bản được gây trồng ở miền Bắc nước ta, chủ yếu làm cảnh và làm thuốc.
  • Hổ nhĩ thảo là cây ưa bóng và ưa ẩm, thường mọc bám vào các hốc đá, gần bờ suối, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm trên núi đá vôi. Cây có khả năng sinh chồi gốc nên thường tạo thành khóm hoặc các đám nhỏ, khó phân biệt riêng từng cá thể. Chưa thấy cây con mọc từ hạt. Để trồng làm cảnh, người ta thường sử dụng các nhánh con.

Bộ phận dùng

Lá. Thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô trong râm.

Thành phần hoá học

Có quercetin-5-glucoside, saxifragin, quercitrin, arbutin.

Tác dụng dược lý

  1. Tác dụng chống ho: Hoạt chất arbutin chiết từ hổ nhĩ thảo, thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, cho uống với liều 100, 200mg/kg có tác dụng ức chế phản xạ ho do khí dung amoniac gây nên, vị trí tác dụng chống ho có thể ở trung khu thần kinh.
  2. Tác dụng khác: Dịch chiết cồn từ hổ nhĩ thảo (1:1) thí nghiệm trên chó gây mê với liều 1g/kg có tác dụng lợi tiểu; trên tiêu bản tim ếch cô lập, dịch chiết có tác dụng kích thích co bóp.

Tính vị, công năng

Vị cay đắng tính hàn, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu phong giảm đau.

Công dụng

Thường dùng trị:

  1. Vết thương chảy máu;
  2. Viêm tai giữa cấp và mạn tính, viêm họng, viêm mũi;
  3. Cụm nhọt, apxe, ngứa lở ngoài da;
  4. Trĩ, tê cóng vì sương gió.
  5. Liều dùng 5-15g, dạng thuốc sắc. Dung dịch cây tươi chữa bệnh ngoài da và nhỏ chữa thối tai; giã đắp mụn sưng viêm, sưng đỏ.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More