10 November 2022

0 bình luận

Hoàng đằng chân vịt

10 November 2022

Tác giả: thuc


Hoàng đằng chân vịt

Tên tiếng Việt: Sâm hai sóng, Hoàng đằng chân vịt

Tên khoa học: Cyclea bicristata (Griff.) Diels

Họ: Menispermaceae (Tiết dê)

Công dụng: Phong thấp, kiết lỵ, ỉa chảy, sốt rét và cảm sốt.

 

Mô tả cây

  • Cây thân leo, đường kính gốc thân có thể đạt 8-10cm, thân dài 20cm hoặc hơn. Trên thân cây thỉnh thoảng có u lồi, vỏ màu vàng ngà. Cắt ngang thân có màu vàng tươi với nhiều vòng tầng tăng trưởng. các tia tủy xếp xít nhau thành nan hoa. Cây chứa nhiều nước, nhấm có vị đắng.
  • Cuống lá dài, hai đầu phình, phiến lá hình tim, dài 10-12cm, rộng 8-9cm, lá đơn nguyên, mọc cách, mặt lá xanh sẫm, không có lông lá, có 5 gân nổi rõ.
  • Phát hoa trên phần giá, hoa đực không cánh, đài dính, 4-5 bao phấn, hoa cái có cánh hoa bằng nửa lá đài. Quả tròn 4mm.

Phân bố, thu hái và chế biến

Dây hoàng đằng long trơn mọc hoang dại rất phổ biến ở các tỉnh phía Nam từ Quảng trị trở vào, cả ở Campuchia. Trong cuốn Cây cỏ miền Nam Việt nam (Q.1), Phạm Hoàng Hộ có kể Cyclea aphylla Gagn (Dây sâm không lá thấy mọc ở Định quán), Cyclea tonkinensis Gagn (dây nam sâm đỏ phát hiện ở Quảng Trị), Cyclea barbata Miers (dây sâm, sâm lông thấy mọc ở các tỉnh phía Nam tới Nha trang), được nhân dân trồng để lấy lá dùng với tên nhân sâm, rễ dùng làm thuốc lọc máu và lợi tiểu) và cây Cyclea bicristata Diels (Sâm hai song) phát hiện ở Bảo lộc. Ngoài ra A.Petelot (1952) còn kể thêm Cyclea peltata Hook. (Nhân sâm, sâm nam-tiếng Campuchia Plou, plou bat) thấy ở các tỉnh phía nam và campuchia, có tác dụng lợi tiểu, lọc máu và chữa bệnh gan).

Thành phần hóa học

Trong hoàng đằng  có chứa ancaloit mà chủ yếu là becberin với hàm lượng từ 0,9-1,1%.

Công dụng và liều dùng

  • Làm nguyên liệu chiết xuất becberin
  • Dùng làm thuốc chữa kiết lỵ, ỉa chảy, ăn uống không tiêu, sốt, cách và liều dùng như vị hoàng đằng hoặc vàng đằng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More