10 November 2022

0 bình luận

Hoàng kỳ

10 November 2022

Tác giả: thuc


Hoàng kỳ

Tên tiếng Việt: Hoàng kỳ, Co nấm mò (Thái)

Tên khoa học: Astragalus membranaceus (Fisch) Bunge

Họ: Fabaceae (Đậu)

Công dụng: Chữa sốt, đái đường, đái đục, lở loét, phong thấp, suy nhược cơ thể, lở loét mãn tính (Rễ).

 

Mô tả cây

Hai cây hoàng kỳ hay cho vị thuốc thường tiêu thụ trên thị trường là:

Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus (Fish) Bunge):

Đây là một cây sống lâu năm, cao 50-80cm, rễ cái dài và mọc sâu, rất khó bẻ, đường kính 1- 3cm, vỏ ngoài màu vàng đỏ hay nâu. Thân mọc thẳng đứng, trên có phân nhiều cành. Lá mọc so le, kép, dìa lẻ, có lá kèm hình 3 cạnh, 6-13 đôi lá chét hình trứng dài 5-23mm, mặt dưới có nhiều lông trắng mịn. Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, dài hơn lá, gồm 5-22 hoa, màu vàng tươi. Quả giáp mỏng, dẹt, dài 2-2,5cm, đường kính 0,9-l,2cm đầu dài ra thành hình gai nhọn, trên quả có lông ngắn, 5-6 hạt màu đen hình thận. Mùa hoa tại Trung Quốc vào các tháng 6-7, mùa quả vào các tháng 8-9 (Hà Bắc, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh).

Hoàng kỳ Mông cổ (Astragalus mongholicus Bunge):

Loại này rất giống loại trên, nhưng khác bởi lá chét nhỏ hơn, 12-18 đôi lá chét, tràng hoa dài hơn, quả rộng hơn 1,1- 1,5cm, không có lông. Mùa hoa vào các tháng 6-7, mùa quả vào các tháng 7-9, cũng hay gặp ở những nơi có hoàng kỳ.

Phân bố và chế biến

Cho đến nay ta vẫn phải nhập hoàng kỳ của Trung Quốc. Cây hoàng kỳ mọc hoang tại Trung Quốc, ưa những nơi đất cát, thoát nước tốt. Thường trồng sau 3 năm mới thu hoạch, sau 6-7 năm thì tốt hơn. Đào rễ vào mùa thu, rửa sạch đất cát, cắt bỏ đầu rễ và rễ con, phơi hay sấy khô.

Bào chế:

  • Hoàng kỳ: Loại bỏ tạp chất, phân loại to, nhỏ, rửa sạch, ủ mềm, thái phiến dày, phơi khô.
  • Hoàng kỳ chích mật: Hoàng kỳ đã thái phiến, lấy mật ong, hòa với ít nước sôi, trộn đều, ủ cho ngấm, sao nhỏ lửa cho vàng, khi sờ không dính tay thì lấy ra để nguội. Cứ 10 kg Hoàng kỳ dùng 2,5 kg đến 3,0 kg mật ong.

Thành phần hóa học

  • Trong Hoàng kỳ có polysaccarid: astragalan, saccarose, glucose, tinh bột, chất nhầy, gôm.
  • Saponin: người ta đã tách ra được các astragalosid như: astragalosid I, astragalosid II, astragalosid III, astragalosid IV, astragalosid V, astragalosid VI, astragalosid VII, astragalosid VIII,isoastragalosid I, isoastragalosid II, soyasaponin I…
  • Flavonoid: 2′,4′ – Dihydroxy-5,6- Dimethoxyisoflavane…Các acid amin: Cholin, Betain, acid Folic…Sistosterol.

Tác dụng dược lý

Hoàng kỳ có một số tác dụng chủ yếu sau đây:

Trên hệ thống tuần hoàn:

Hoàng kỳ có tác dụng tăng sự co bóp của tim bình thường. Đối với tim bị trúng độc hay do mệt mỏi mà suy kiệt thì tác dụng lại càng rõ rệt. Hoàng kỳ còn có tác dụng làm giãn mạch, kết quả của sự giãn mạch ngoại vi dẫn đến việc làm cho máu tới nhiều hơn, sự dinh dưỡng tốt hơn, cũng do giãn mạch ngoại vi, huyết áp hạ thấp, do mạch tim và mạch thận giãn nở nên cũng ảnh hường làm thông tiểu tiện.

Tác dụng lợi tiểu:

Tác dụng kháng sinh:

Hoàng kỳ có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng lị Shigella trong ống nghiệm.

Công dụng và liều dùng

  • Hoàng kỳ là một vị thuốc dùng trong phạm vi đông y làm thuốc ích khí, tống sang độc, lợi tiểu, làm hết đau, hút mủ, là thuốc quan trọng chữa bệnh đậu không mọc được, chữa mọi bệnh của trẻ con, phụ nữ, có ác huyết không ra hết, đàn ông hư tổn.
  • Trên cơ sở nghiên cứu của tây y, người ta dùng hoàng kỳ để chữa những trường hợp lở loét mãn tính, suy nhược lâu ngày, huyết áp cao, mạch máu nhỏ dễ đứt vỡ, viêm thận mãn tính với anbumin niệu, cơ thể suy nhược hay ra nhiều mồ hôi. Ngày dùng 3-9g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc cao.
  • Theo tài liệu cổ Hoàng kỳ có tác dụng bổ khí, lợi tiểu, thác sang. Dùng chữa biểu hư sinh ra mồ hôi trộm, tỳ hư sinh ỉa lỏng, dương hư huyết thoát, thủy thũng, huyết tý.

Đơn thuốc có hoàng kỳ

Hoàng kỳ lục nhất thang

Dùng chữa toàn thân suy nhược, chân tay mỏi mệt rời rã, miệng khô, tim đập nhanh hồi hộp, mặt xanh vàng không muốn ăn uống, nhiều mồ hôi, sốt.
Hoàng kỳ sao mật 6 phần, cam thảo 1 phẫn (một nửa dùng sống, một nửa sao). Tất cả tán nhỏ. Mỗi lần uống 4-8g bột này, vào sáng, trưa và chiều.

Có thể sắc uống.

Hoàng kỳ kiện trung thang

Chữa cơ thể suy nhược, nhiều mồ hôi

Hoàng kỳ 6g, thược dược 5g, quế chi 2g, cam thảo 2g, sinh khương 4g, đại táo 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml, trộn thêm một ít mạch nha cho ngọt chia 3 lần uống trong ngày.

Thập toàn đại bổ

Chữa: Khí huyết bất túc, hư lao, ho khan, ăn kém, di tinh, thắt lưng đau gối yếu, vết thương lâu lành; phụ nữ băng, rong kinh.

Đảng sâm 150g, Bạch truật 100g, Phục linh 80g, Cam thảo 80g, Đương quy 100g, Xuyên khung 80g, Bạch thược 100g, Thục địa 150g, Hoàng kỳ 150g, Quế nhục 100g

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More