giờ tạng phủ, học thuyết tạng phủ, học thuyết tạng phủ kinh lạc, phủ tạng gồm những gì, phủ tạng đảo ngược, tạng phủ, tạng phủ con chính ngài đã cấu tạo, tạng phủ kinh lạc, tạng phủ theo ngũ hành, tạng phủ trong đông y, tạng và phủ, thuyết tạng phủ
ĐẠI CƯƠNG
Học thuyết tạng phủ còn gọi là học thuyết tạng tượng
Tạng: Các tổ chức cơ quan trong cơ thể.Tượng: Biểu tượng bên ngoài, các hiện tượng biểu hiện ra bên ngoài.
Quan sát cơ thể sống để nghiên cứu quy luật hoạt động, sự biểu hiện của các nội tạng gọi là Tạng tượng.
Tạng tượng bao gồm mọi tổ chức cơ quan và quy luật hoạt động của chúng : Ngũ tạng, Lục phủ, Phủ kỳ hằng...
Dựa vào những hoạt động được thể hiện ra bên ngoài, người xưa sắp xếp những nhóm chức năng vào thành Tạng Phủ.
Chẳng hạn như: Thận của Đông y không phải là 2 quả thận đơn thuần mà là những chức năng một phần của Thần kinh trung ương của Sinh dục, Tiết niệu, có liên quan đến cả Hô hấp (Thận nạp khí)...
Trong cơ thể có 5 tạng (Ngũ tạng), 6 phủ (Lục phủ) và những thể chất khác như Não, Tử cung, Khí huyết, Tinh thần và Tân dịch.
1. Các tạng:
Tạng có chức năng chung là tàng giữ tinh khí. Có 5 tạng chính và 1 phụ là:
Tâm (phụ là Tâm bào) - Can - Tỳ - Phế - Thận. Quan hệ giữa các Tạng là quan hệ Ngũ hành sinh, khắc.
Tương sinh: Can sinh Tâm, Tâm sinh Tỳ, Tỳ sinh Phế, Phế sinh Thận, Thận sinh Can.
Tương khắc: Can khắc Tỳ, Tỳ khắc Thận, Thận khắc Tâm, Tâm khắc Phế, Phế khắc Can.
2. Các phủ:
Chức năng chung của các Phủ là truyền tống, hấp thu, bài tiết (Phủ có nghĩa là nơi trú ngụ) trên đầy thì dưới vơi và dưới vơi thì trên phải đầy, phải luôn thay đổi.
Ví như khi Vị rỗng thì Đại trường và Bàng quang phải đầy, khi ta ăn vào, Vị đầy thì Đại trường và Bàng quang phải tháo rỗng.
Có 6 phủ là: Đởm - Tiểu trường - Đại trường - Vị - Bảng quang và Tam tiêu.
Ngoài ra còn một số Phủ đặc biệt gọi là Phủ kỳ hằng như Não, Tử cung.
3. Quan hệ giữa Tạng và Phủ:
Là quan hệ Âm Dương, Biểu Lý. Biểu là ở phía bên ngoài, Lý là ở phía bên trong, Biểu thuộc dương, Lý thuộc âm.
Mỗi Tạng đều quan hệ biểu lý với một Phủ.
· Tâm biểu lý với Tiểu trường
· Can biểu lý với Đởm
· Tỳ biểu lý với Vị
· Phế biểu lý với Đại trường
· Thân biểu lý với Bàng quang
· Tâm bào biểu lý với Tam tiêu.
CHỨC NĂNG CÁC TẠNG
1. Tạng Tâm (phụ Tâm bào):
Tâm thuộc hành Hoả, là tạng đứng đầu các tạng phủ (Quân chủ chi quan). Tâm khai khiến ra lưỡi, vinh nhuận ra mặt, có những chức năng:
· Tâm chủ thần minh: Hay còn nói là Tâm tàng Thần. Tâm làm chủ những hoạt động tâm thần như nhận thức, tư duy, trí nhớ, thông minh, tương ứng những chức năng của vỏ đại não.
· Tâm chủ huyết mạch: Tâm phụ trách về tuần hoàn và máu. Huyết liên quan nhiều tạng khác như Can, Tỳ, Thận, nhưng Tâm là chính.
· Tâm bào: Là bộ phận bên ngoài như tấm áo ngoài của Tâm, có chức năng bảo vệ Tâm.
2. Tạng Can:
Can thuộc hành Mộc, tính ưa vận động và vươn toả, phò tá cho Tâm; cùng với Đởm là cơ sở cho tính quyết đoán, dũng cảm. Ta nói: Người can đảm; người to gan, lớn mật là dựa vào tính cách của tạng Can và Đởm.
Can khai khiếu ra mắt, vinh nhuận ra móng tay, chân.
· Can tàng huyết: Can chứa huyết và điều tiết lượng huyết trong cơ thể. Khi ngủ, máu về Can, khi hoạt động Can đưa máu tới các bộ phận. Xuất huyết có quan hệ tới chức năng của Can.
· Can chủ sơ tiết: Sơ là xua đẩy, tiết là ngọn ngành. Can thúc đẩy khí huyết đến mọi bộ phận trong cơ thể. Khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái, thư thái.
· Can chủ cân: Cân được hiểu là các giây chằng quanh khớp, cũng là những thần kinh ngoại biên. Chứng teo cơ cứng khớp, chân tay co quắp hoặc co giật là chứng bệnh thuộc Can.
3. Tạng Tỳ:
Tỳ thuộc hành Thổ, tính ôn hoà, nhu nhuận, đảm nhiệm công việc hậu cần cho cơ thể, chức năng hậu thiên. Tỳ khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra môi có các chức năng.
· Tỳ chủ vận hoá: Tỳ cùng Vị đảm nhiệm việc tiêu hoá thức ăn, chuyển thành Tinh chất. Tỳ vận hoá tốt cơ thể hoạt động và phát triển tốt.
· Tỳ thông huyết, nhiếp huyết: Tỳ sinh tinh (hậu thiên), tinh chuyển thành huyết. Tỳ đồng thời giúp huyết vận hành đúng đường. Chứng xuất huyết kéo dài có liên quan đến chức năng của Tỳ. · Tỳ chủ cơ nhục, chủ tứ chi: Tỳ trực tiếp nuôi dưỡng các cơ bắp, chân tay. Tỳ tốt thì cơ bắp chắc, chân tay vững mạnh. Chứng sa nội tạng có liên quan đến Tỳ.
4. Tạng Phế:
Phế thuộc hành Kim, có liên quan đặc biệt với Tâm vì cùng ở thượng tiêu, quan hệ Tâm - Phế là quan hệ Khí - Huyết. Phế khai khiếu ra mũi, vinh nhuận ra tiếng nói, có những chức năng:
· Phế chủ khí, chủ hô hấp: Phế tiếp thu thanh khí và đào thải trọc khí, tiếp nhận tinh chất từ Tỳ chuyển lên, phối hợp khí trời thành Tông khí.
Sự thở và tiếng nói trực tiếp do Phế đảm nhiệm. Chứng ho, khó thở, khản tiếng đều liên quan tạng Phế.
· Phế chủ tuyên phát, túc giáng:
- Tuyên phát là đưa khí ra kinh mạch, đặc biệt đưa Vệ khí ra phần biểu để bảo vệ cơ thể chống lại ngoại tà.
- Túc giáng là điều hành và phân bố thuỷ dịch trong cơ thể. Nếu trắc trở, nước sẽ ứ đọng cục bộ gây phù nề, thường ở phần trên cơ thể (Phù dị ứng).
· Phế chủ bì mao:
Phế đảm nhiệm phần biểu của cơ thể gồm da, lông. Hiểu rộng ra là hệ thống bảo vệ cơ thể, hệ thống miễn dịch.
Hay bị cảm mạo, mụn nhọt, dị ứng đều liên quan chức năng của Phế.
5. Tạng Thận:
Thận thuộc hành Thuỷ, là gốc của tiêu thiên (di truyền, huyết thống), quan hệ với Tâm là quan hệ Thuỷ - Hoả, Thận khai khiếu ra Tai và nhị âm (Hậu môn và lỗ đái), vinh nhuận ra Răng, Tóc. Tạng Thận có 2 phần gọi là:
- Thận âm hay Thận thuỷ bao gồm thận tinh.
- Thận dương hay Thận hoả bao gồm thận khí.
Thận có những chức năng:
· Thận chủ thuỷ: Thận cai quản và phân bố các thuỷ dịch trong cơ thể. Tuy nhiên mỗi tạng lại liên quan trực tiếp đến một loại dịch:
- Mô hôi là Tâm dịch
- Nước mắt là Can dịch
- Nước mũi là Phế dịch
- Nước bọt là Tỳ dịch
- Nước tiểu là Thận dịch.
Thận khí hoá nước, tham gia vào việc chuyển hoá nước trong cơ thể, cùng với:
- Tỳ vận hoá thuỷ thấp
- Phế thông điều thuỷ đạo
- Tam tiêu là đường thuỷ dịch của cơ thể.
Thận thanh lọc nước để đưa lên Phế và dồn phần trọc xuống Bàng quang để bài tiết ra ngoài.
· Thận tàng Tinh: Thận tàng giữ tinh tuý của cơ thể:
- Tinh hậu thiên do nguồn ăn uống, là chất nuôi dưỡng cơ thể, còn goi là tinh tạng phủ.
- Tinh tiên thiên còn gọi là tinh sinh dục; là hệ thống gien di truyền trong các tế bào sinh dục.
Quá trình sinh dục và phát dục do tinh tiên thiên và hậu thiên quyết định, liên quan trực tiếp đến thận khí.
- Quá trình phát dục ở nữ tính theo số 7:
7 tuổi: thân khí thịnh, răng thay, tóc mọc dài.
14 tuổi: thiên quý đến, có kinh, có thể mang thai.
21 tuổi: thận khí đầy đủ, thân thể lớn mạnh.
28 tuổi: phát triển cực mạnh mọi mặt.
35 tuổi: bắt đầu suy.
42 tuổi: suy rõ
49 tuổi: thiên quý cạn. Mãn kinh.
- Quá trình phát dục ở nam tính theo số 8:
8 tuổi: thận khí thực, răng tóc thay.
16 tuổi: thận khí thịnh, thiên quý đến, có thể sinh con.
24 tuổi: thận khí đầy đủ, thân thể cường tráng.
32 tuổi: phát triển cực mạnh moi mặt.
40 tuổi: bắt đầu suy.
48 tuổi: suy rõ, phải dùng kính, tóc bạc.
56 tuổi: can khí suy yêu, gân mạch kém.
64 tuổi: thiên quý cạn, râu tóc bạc, răng long không sinh sản được.
(Ghi chú: Ngày nay con người có khác xưa nên tuổi thọ kéo dài, thể lực tăng hơn.
Phân loại theo quốc tế: 50-60 mới là trung niên; 60-70 mới là người có tuổi, trên 70 mới là người già)
· Thận chủ mệnh môn hoả: Mệnh môn hoả là quá trình sinh nhiệt lượng, năng lượng cần thiết cho những hoạt động tối thiểu của cơ thể. Hoả của Thận được coi là "Tướng hoả" ví tựa như sức nóng trong lòng đất so với sức nóng mặt trời là quân hoả.
Hoả của Thận suy sẽ ảnh hưởng ngay đến chức năng của Tâm và Tỳ.
· Thận nạp khí: Trong hô hấp, thận phụ trách động tác hấp còn Phế phụ trách động tác thở ra (Hô). Bệnh hen phế quản có liên quan đến tạng Thận.
· Thận chủ xương tuỷ, liên quan Não: Tinh sinh ra tủy, tủy sinh cốt. Chứng còi xương, chậm đi ở trẻ, rụng răng ở người lớn có liên quan tạng Thận.
Thận cũng luôn bổ sung tinh tuỷ cho não. Thận tinh hư, trí tuệ chậm phát triển, đần độ nên phải bổ Thận.
Tinh sinh huyết, huyết nuôi dưỡng tóc nên sự thịnh suy của Thận ảnh hưởng đến tóc.
CHỨC NĂNG CÁC PHỦ
1. Đởm: Đởm chứa mật, giúp cho Tỳ tiêu hoá, Đởm còn có chức năng về tinh thần, chủ quyết đoán. Chứng hoàng đản có liên quan trực tiếp tới Đởm.
2. Vị: Vị chứa đựng và làm nhừ đồ ăn, giúp cho Tỳ vận hoá thức ăn. Vị và Tỳ được coi là gốc của hậu thiên. Dựa vào Vị khí người ta tiên lượng tốt xấu của bệnh và đánh giá kết quả điều trị. "Còn vị khí sẽ sống, hết vị khí sẽ chết". Bảo vệ Vị khí là một nguyên tắc điều trị của Đông y.
3. Tiểu trường: Tiểu trường phân lọc tinh chất do Tỳ vận hoá từ thức ăn. Phần thanh được hấp thu tại Tiểu trường rồi đưa lên Phế; phần trọc chuyển xuống Bàng quang và Đại trường để bài tiết ra ngoài.
Tiểu trường biểu lý với Tâm nên Nhiệt ở tạng Tâm có thể đi xuống Tiểu trường gây chứng đái máu.
4. Đại trường: Đại trường chứa đựng và bài tiết phân. Các chứng lói dom (thoát giang), trĩ, lỵ là bệnh của Đại trường. Đại trường quan hệ biểu lý với Phế nên bệnh của Đại trường ảnh hưởng đến Phế. Phế nhiệt gây táo bón và ngược Đại trường bón sẽ gây ho.
5. Bàng quang: Bảng quang chứa đựng và bài tiết nước tiểu. Thận hư sẽ gây rồi loạn tiểu tiện. Các chứng đái đục, đái buốt, đái rắt liên quan đến Bàng quang.
6. Tam tiêu: Tam tiêu là 3 phần của thân mình: Thượng tiêu là phần từ miệng đến tâm vị; trung tiêu là phần từ tâm vị đến môn vị; hạ tiêu là phần từ môn vị đến hậu môn.
· Tam tiêu là đường phân bố thuỷ dịch trong cơ thể: nước ở thượng tiêu toả như mây mù, ở trung tiêu đọng lại như ao hồ, ở hạ tiêu chảy như nước trong suối lạch. Lực điều hành thuỷ dịch do Phế khí (Phế thông điều thuỷ đạo).
· Tam tiện cũng là 3 trung tâm phát nhiệt của cơ thể.
CÁC THỂ CHẤT KHÁC
1. Khí - Huyết:
Khí và Huyết quan hệ âm dương. Khí là dương, Huyết là âm. Khí Huyết
Huyết là mẹ của Khí, Khí là thống soái của Huyết. Khí hành, Huyết hành; Khí trệ, Huyết ứ.
1.1. Khí:
Khí là động lực cho mọi hoạt động của cơ thể. Mỗi tạng cần một dạng khí riêng goi theo tên tạng đó như Tâm khí, Thân khí, Can khí, Tỳ khí, Phế khí.
Dựa vào nguồn xuất phát của khí ta có:
- Tông khí từ Thượng tiêu (Tâm Phế)
- Trung khí từ Trung tiêu (Tỳ Vị)
- Nguyên khí từ Hạ tiêu (Can Thận).
1.2. Huyết:
Huyết là chất dịch màu đỏ được Thận tạo ra từ Tinh, Huyết do Tâm chủ quản, do Tỳ khống nhiếp và được tàng chứa tại Can.
2. Tinh - Thần:
Tinh và Thần quan hệ âm dương, Tinh là âm, Thần là dương. Tinh dồi dào đày đủ thì Thần minh mẫn, vững vàng.
2.1. Tinh:
Tinh là cơ sở vật chất, Khí và thần đều do Tinh. Tinh, Khí, Thần là yếu tố cơ bản của sự sống. Tinh bao gồm Tinh tiên thiên và Tinh hậu thiên có quan hệ hỗ tương.
· Tinh tiên thiên là bẩm tố từ bô mẹ, là hệ gien trong các nhiễm sắc thể của tế bào sinh dục, tinh trực thuộc Thận, mang tính huyết thống, đặc điểm giống nòi.
· Tinh hậu thiên do Tỳ vận hoá thức ăn. Tinh hậu thiên là nguồn động lực cho các Tạng Phủ.
Muối cải tạo giống nòi cần quan tâm bồi dưỡng, cải tạo cả hai loại tinh: tinh tiên thiên (giống, gieo) và tinh hậu thiên (thức ăn, môi sinh).
2.2. Thần:
Thần bao gồm những hoạt động tâm thần, tư duy, ý thức đồng thời chỉ huy, điều hoà chức năng của các tạng phủ. Tinh, Khí đầy đủ thì Thần sáng suốt, vững vàng, có thể coi Thần là biểu hiện của Tâm qua ánh mắt, vẻ mặt và ứng xử.
3. Tân - Dịch:
Tân, Dịch là hai loại chất lỏng, thuộc âm, do Thận chủ quan, nguồn gốc từ Tỳ tạo ra.
· Tân: Là chất dịch trong, dịch gian bào.
Tác dụng làm nhu nhuận da thịt.
Ỉa chảy, ra mồ hôi nhiều sẽ làm Tân khô kiệt (Hội chứng mất nước và điện giải).
· Dịch: Là chất dịch đục thường ở trong bao khớp.
Tác dụng làm trơn nhờn khớp xương.
Sốt cao, ỉa chảy, nôn, ra mồ hôi nhiều là nguyên nhân làm khô cạn Tân dịch. Rối loạn chức năng của Phế, Tỳ, Thận làm ứ đọng Tân dịch gây chứng phù thũng.
Thuốc YHCT có nguồn gốc tự nhiên gồm các loại thực vật, động vật, khoáng vật xuất hiện từ kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh với bệnh tật của nhân dân mà tìm ra. Nguồn dược liệu tự nhiêu ngày càng cạn kiệt do vậy phải gieo trồng, thu hái và chăn nuôi để tạo ra nguyên liệu. Để sử dụng thuốc cần có sự hiểu biết nhất định về quá trình bào chế, tính năng dược vật, sự quy kinh, phối ngũ và kiêng kỵ đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Học thuyết Ngũ hành lý giải chi tiết hơn về quá trình vận động, cơ chế của sự tiêu trưởng và chuyển hóa của vật chất. So với học thuyết âm dương, học thuyết ngũ hành chi tiết hơn, sâu sắc hơn.
Lý niệm “Thiên nhân hợp nhất” là cốt lõi của văn hóa truyền thống phương Đông, luôn chiếm vị trí chủ đạo. Đối với các lĩnh vực như luân lý đạo đức, quan niệm giá trị, ý thức thẩm mỹ… thì “Thiên nhân hợp nhất” đều có ảnh hưởng rất sâu xa (Sưu tầm)
5 (1) 1. Hội chứng bệnh về khí Khí là các dạng năng lượng giúp cho tạng phủ hoạt động. Bệnh về khí có ba hội chứng là 1.1 Khí hư Là tình trạng thiếu năng lượng hoạt động, thiểu lực. Thường gặp ở thời kỳ khỏi bệnh, ở người bệnh mạn tính, ở người
0 (0) Học thuyết âm dương là 1 triết lý của người xưa, được xây dựng qua sự quan sát lâu dài các sự vật trong thế giới tự nhiên. Học thuyết ấy được vận dụng vào y học cổ truyền với mục đích nói lên nguồn gốc phát sinh phát triển của con người,
Trung bình, một người bình thường sẽ gặp ba đến bốn vấn đề sức khỏe mỗi năm. Từ mệt mỏi và căng thẳng đến cảm lạnh, dị ứng và cúm – Đâu là nguyên nhân gây bệnh?