Mô tả cây
- Hồng bì là một loại cây cao 3-5m, cành sần sùi do có nhiều hạch. Lá kép dìa lẻ, dài 35cm, lá chét hình trứng, nguyên hay hơi khía tai bèo, phía cuống lá hơi tròn, nhẵn.
- Hoa trắng mọc thành chuỳ ở ngọn, chuỳ thưa hoa, dài 25-50cm. Quả màu vàng, hình cầu, dường kính 15mm, có lông 1-2 ngăn, một hạt: thịt ngọt thơm. Mùa hoa: tháng 4, mùa quả: 6-10.
Phân bố, thu hái và chế biến
- Hồng bì được trồng ờ nhiều tỉnh miền Bắc nước ta để lấy quả ăn, còn thấy mọc ở Ấn Độ, Malaixia, miền nam Trung Quốc.
- Người ta dùng làm thuốc những bộ phận sau đây: Quả gần chín, rễ và lá.
- Quả hái về, cắt bổ dọc, phơi nắng cho khô dùng làm thuốc với tên quất bi hay hồng bì hoặc hoàng bì, rễ hái về thường nạo lấy vỏ phơi khô dùng làm thuốc với tên hoàng bì căn hay hồng bì căn.
Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
Công dụng và liều dùng
- Quất bì hay hồng bì dùng làm thuốc trong phạm vi nhân dân, thường dùng chữa ho, hấp với đường cho uống, ngày uống 4 đến 6g.
- Quả hồng bì chín thơm ngọt dùng ăn hay để làm mứt; có khi cho lên men để uống như rượu.
- Vỏ rễ hồng bì cũng dùng làm thuốc ho sốt, ngày dùng 4 đến 6g dưới dạng thuốc sắc.
- Lá hồng bì thường dược dùng nấu nước gội đầu cho sạch gầu.
- Hạt hồng bì dùng chữa rắn cắn: Nhai nát hạt hồng bì, nuốt nước, bã đắp lên nơi rắn cắn.
Đơn thuốc có hồng bì
- Chữa cảm mạo, sốt ho và sốt rét: Dùng lá Hồng bì 15-30g sắc uống.
- Chữa đau dạ dày, đau bụng co thắt: Dùng hạt Hồng bì phơi khô tán nhỏ uống mỗi lần 6-10g (có thể 12-290g), ngày uống 2-3 lần.
- Chữa đau tức dưới tim và giun đũa chòi lên: Dùng quả Hồng bì nhai cả vỏ, nuốt ăn.
- Chữa ho cảm: Dùng quả Hồng bì bổ đôi hấp với đường hoặc dùng 40g rễ sắc nước uống.