10 November 2022

0 bình luận

Hột mát

10 November 2022

Tác giả: thuc


Hột mát

Tên tiếng Việt: Hột mát, Cây xa, thàn mát

Tên khoa học: Antheroporum pierrei Gagnep.

Họ: Fabaceae (Cánh bướm)

Công dụng: Nhân dân chỉ dùng hạt tán nhỏ, cho xuống nước để duốc cá. Có thể nghiên cứu để làm thuốc trừ sâu bọ hại hoa màu.

 

 

 

Mô tả cây

  • Cây hột mát là một cây to, cao từ 8-24m.
  • Lá kép lông chim, gồm 5,7 hoặc 9 lá chét, mọc đối, phiến lá chét dai, nhẵn, dài 7-11cm, rộng 3-4cm. cuống chung dài 9-12cm, cuống lá chét dài 6-7mm.
  • Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc ở đầu cành.
  • Hoa màu hồng hay tím nhạt. Quả giáp dài 6cm, rộng 3,5cm, không cuống, dày 1,5-12mm. Mỗi quả có một hạt. Hạt hình trứng dài 16mm, rộng 14mm, dày 8-10mm, màu đỏ nâu, bóng

Phân bố thu hái

  • Cây mọc hoang tại miền rừng núi Việt Nam, nhưng nhiều và hay được sử dụng tại miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Bố Trạch, Quảng Trạch (Quảng Bình) nhân dân thường trồng quanh vườn
  • Mùa thu hoạch vào tháng 5-6

Thành phần hoá học

Năm 1940, F.Guichard (Rev. Med. Chirurg Fr. Extr. Orient, 3) đã nghiên cứu sơ bộ hột mát và thấy trong hột mát có một số chất dầu, các chất gồm, một số chất nhựa có độc tính đối với cá, một ít rotenone một chất có tinh thể hình lăng trụ, chảy ở 2570, cho màu đỏ vàng với axit sunfuric, không tan trong nước, một chất có tinh thể hình kim màu vàng, độ chảy 1950, cho với axit sulfuric màu đỏ máu, không phải ancaloit, cũng không phải glucozit, không độc với cá, một saponin trung tính độc và một chất saponin axit.

Tác dụng dược lý

  • Năm 1940, F. Guichard tán bột hột mát cho vào nước có nuôi cá thì thấy những con cá này có một thời kỳ kích thích ngắn, sau đó đến thời kỳ sau dài hay ngắn tuỳ theo cá to nhỏ, cuối cùng là cá chết
  • Chất độc tập trung trong lá mầm, không có trong vỏ hạt

Công dụng và liều dùng

Hiện cây này không được dùng làm thuốc. Nhân dân chỉ dùng hạt tán nhỏ, cho xuống nước để duốc cá. Có thể nghiên cứu để làm thuốc trừ sâu bọ hại hoa màu.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More