10 November 2022

0 bình luận

Húng chanh

10 November 2022

Tác giả: thuc


Húng chanh

Tên tiếng Việt: Húng chanh, Rau tần dày lá, Rau thơm lông, Dương tử tô

Tên khoa học: Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.

Họ: Lamiaceae (Hoa môi)

Công dụng: Chữa ho, viêm họng, sát trùng, khản tiếng (Lá tươi ngậm với muối nuốt nước). Cảm cúm (Lá nấu nước xông). Còn chữa sốt cao, ngộ độc, nôn ra máu, chảy máu mũi, đau bụng.

 

Mô tả cây

  • Cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20-50cm. Thân mọc đứng hay ngả, phần sát gốc hóa gỗ.
  • Lá mọc đối, dày, mọng nước, hình trứng rộng, gốc hình nêm, đầu hơi nhọn hoặc tù, dài 3-6cm, rộng 2-5cm, mép khía răng tròn.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành bông dày, các vòng mang hoa rất sít nhau; hoa nhỏ màu tím hồng; đài hình chuông ngắn, có lông, chia 5 răng, răng trên hình trứng rộng, răng dưới và răng bên gần bằng nhau; tràng cong, có ống hình phễu, mặt ngoài có lông, mặt trong nhẵn, môi dưới dài hình ống tràng, môi trên ngắn, 3 thùy, thùy trên rộng, hai thùy bên hình mũi mác, nhị 4 thò ra ngoài tràng.
  • Quả bế tư, nhỏ, hình cầu, màu nâu.
  • Toàn cây có lông rất nhỏ, mùi thơm như chanh.
  • Mùa ra hoa quả: tháng 3-5.

Phân bố, thu hái và chế biến

Chi Plectranthus Lour. có khoảng 200 loài, phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Phi. Chi này có 3 loài ở Việt Nam. Ở Việt Nam, húng chanh là cây trồng từ lâu đới.

Cây ưa sáng, ưa ẩm, đôi khi chịu hạn.

Bộ phận dùng

Lá dùng tươi

Thành phần hóa học

Lá húng chanh chứa tinh dầu trong đó thành phần chính là carvacrol khoảng 40,40%.

Tác dụng dược lý

Nghiên cứu tác dụng kháng sinh của tinh dầu húng chanh đối với các loại vi trùng theo phương pháp Rudat và thấy tinh dầu húng chanh có tác dụng kháng sinh mạnh đối với vi trùng Staphyllococcus 209 p. Salmonella typhi, Shigella flexneri-Shigeila sonnet, Shigella dysenteria (Shiga) Subiilis, Coli paihogène, Coli bothesda Streptococcus, Pneumococcus, Diphteri và Bordet Gengou (y học thực hành, 11-1961).

Tính vị, công năng

Húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm và 2 kinh can và phế, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, thoái nhiệt, tiêu độc.

Công dụng và liều dùng

Lá húng chanh được dùng chữa cảm cúm, ho hen, viêm họng, ho ra máu, sốt cao không ra mồ hôi, chảy máu cam. Thường dùng lá tươi với liều 10-16g mỗi ngày, dạng thuốc sắc, xông hoặc giã vắt lấy nước uống. Trong thuốc xông, lá húng chanh được kết hợp với nhiều loại lá khác như sả, hương nhu, hoắc hương.

Dùng ngoài, lá tươi húng chanh giã nát, đắp lên vết thương chữa rết, bọ cạp cắn.

Bài thuốc chữa ho có húng chanh

1. Chữa ho, viêm họng, khản tiếng

  • Lá húng chanh tươi nhai ngậm với muối, nuốt nước dần dần. Hoặc lấy 20g lá tươi giã nhỏ, thêm nước gạn uống làm 2 lần trong ngày.
  • Đối với trẻ em, lấy lá tươi rửa sạch, giã nhỏ với ít đường, đem hấp cơm và cho uống 2-3 lần trong ngày.

2. Chữa ho gà

Húng chanh 10g, mạch môn 12g, vỏ rễ dâu 12g, bách bộ 10g, rau sam 10g. Sắc uống ngày một thang. Uống liên tục 15-30 thang.

3. Chữa cảm mạo do lạnh

Húng chanh 10g, bách bộ 12g, tía tô 12g, xạ can 10g, trần bì 8g, bạch chỉ 6g. Sắc uống ngày 1 thang trong 5 ngày liền.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More