10 November 2022

0 bình luận

Hươu xạ

10 November 2022

Tác giả: thuc


Hươu xạ

Tên tiếng Việt: Hươu xạ, Tu nan kíp (Tày)

Tên khoa học: Moschus berezovski Flerov

Họ: Hươu xạ (Moschidae)

Công dụng: Khai khiếu, hoạt lạc, tán ứ. Tiêu viêm, kích thích, giảm đau, giải độc.

 

Mô tả

  • Thân thon dài, không có sừng, cổ ngắn, tai vểnh, mõm tròn, răng nanh dài 9–10cm, hướng xuống và quặp lại (ở con đực), con cái có răng nanh nhỏ hơn, lưng và mông nhô cao lên, đuôi ngắn.
  • Chân mảnh, chân sau dài hơn chân trước.
  • Bộ lông dày, màu nâu, hung hoặc nâu sẫm pha xám. Hươu xạ đực có một túi tròn rậm lông, hơi phồng lên ở dưới bụng, nằm ở khoảng giữa rốn và cơ quan sinh dục. Túi này đựng chất xạ hương với khối lượng tăng theo tuổi của con  vật , có thể nặng đến 30-60g ở hươu xạ trưởng thành.
  • Ở Việt Nam, hươu xạ trưởng thành chỉ đạt trọng lượng khoảng 15kg, trái lại ở Liên Xô trước dây, Trung Quốc, nó có thể nặng đến 40kg.

Phân bố, sinh thái

Hươu xạ phân bố ở Liên Xô trước đây, Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Nepal, Mianma, Ấn Độ. Ở Việt Nam, hươu xạ có ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Ở rừng núi có độ cao 1000– 2000m có khi hơn, chủ yếu trên các dãy núi đá vôi lởm chởm,dốc đứng cheo leo, Kiếm ăn vào chập tối và ban đêm. Thức ăn chủ yếu là cỏ non, lá và mầm cây, rêu . Sống đơn độc, ghép đôi vào mùa sinh đẻ (tháng 2-5)

Bộ phận dùng

Túi xạ được cát ngay khí bắt được hươu xạ, đem phơi trong râm mát cho khô, Bảo quản bằng nhiều lớp vải mềm

Túi xạ có hình cầu, hình bầu dục, tròn hoặc dẹt. đường kính 3,5- 6,5cm, nặng 30– 60g. Miệng túi hơi phẳng, có nhiêu lông mịn, áp sát, màu trắng hoặc nâu xám, mọc rất sít nhau thành hình khoáy, ở giữa có một lỗ nhỏ, đường kính 5mm, khi cạo sạch lông, phần da ở đó có màu nâu. Mặt ngoài của túi màu nâu đen, không có lông, nắn hơi có tính co giãn. Nếu cát mở túi so thấy lớp nàng da ở giữa trong suốt, màu tro bạc, lớp màng da ở trong màu đỏ nâu. Trong cùng là chất xa. Ở dạng quánh dạo như sữa hoặc mật ong, khi khô thành bột hay thành hạt lổn nhốn với kích thước không đều, bóng, có mùi thơm hắc đặc biệt rất mạnh, để lâu không mất mùi. Ở dạng bột, dược liệu màu vàng nâu, nâu đỏ hay đỏ tín, chất mềm có dầu. Lấy tay vê tròn, bột tụ lại nhưng không dính vào nhau thành khối. Khi mở tay ra, bột lại tả rời ngay. Ở dạng hạt (tốt hơn), hình tròn hay dẹt, phần lớn có màu đen tím, có vân mờ sáng bóng. Xạ hương nguyên chất có mùi thơm hắc rất mạnh, bên, pha thật loãng thì mùi  thơm trở nên dịu, rất dễ chịu. Trộn với camphor, valerian, tinh dầu trám, acid hydrocyanic,xạ hương sẽ mất hết mùi đặc trưng của nó.

Vì là lại dược liệu quý, hiếm, nên xạ hương thường bị giả mạo bằng cách trộn với bột các loại hạt đậu, mì nhất là hạt cây vông vang vì hạt này cũng chứa chất có mùi xạ.

Cách thử xạ hương để phân biệt thật, giả. Lấy ít xạ hương cho vào bát nước nóng, thấy tan ngay không có cạn, dung dịch có màu vàng nhạt, mùi thơm nông mạc. Cho xạ hương vào lửa thấy nổ lách tách, loé sáng, mùi thơm mạnh, sau để lại những nốt dầu trong

Trên thế giới, người ta ưa chuộng nhất túi xa từ Tây Tạng, Trung Quốc và Đông Dương. Số lượng của loại xạ này chiếm tỷ lệ 80-85% tổng lượng cung cấp của toàn thế giới.

Xạ hương thường được dùng riêng. Ở dạng nguyên chất hoặc chế biến với đình hương theo cách làn sau: Lấy một túi xạ đốt lửa cho cháy hết lông, cất làm 5- 6 mãnh, cho vào một lọ rộng miệng cùng với 20g định hương tán bột mịn. Nút thật kín. Lác đều. Để khoảng 3– 4 tháng mới dùng. Hỗn hợp bột xạ hương- đình hương có thể bảo quản trong 5- 6 năm (Kinh nghiên gia truyền của ông Vũ Dương Đào- Hoà Bình).

Thành phần hoá học

Xạ hương chứa tinh dầu có thành phần chủ yếu là muskon, 1 – ceton: 3 – methyl cyclopentadecanon ,với tỷ lệ 0,5-2% .Chất này có mùi đặc trưng của xạ hương. Ngoài ra, còn có chất béo, chất nhựa, chất nhầy, cholesterin va protein.

Tính vị, công năng

Theo y học cổ truyền, xạ hương có vị cay, tính ẩn. không độc. Có tác dụng khai khiếu, hoạt lạc, tán ứ. Tiêu viêm, kích thích, giảm đau, giải độc.

Công dụng

Hươu xa là loài thú cô giá trị kinh tế cao, một nguồn lợi lớn của các nước châu Á. Hàng năm, thị trường phương tây đã tiêu thụ khoảng 10 vạn túi xạ. Mỗi kilo túi xạ trị giá khoảng 1000-1500 đôla và 1 kg chất xạ hương nguyên chất trị giá hơn 80.000 đôla

Xạ hương là một hương liệu cao cấp, chất định hương trong việc sản xuất nước hoa, xà phòng thơm. bột chống nhây, đồng thời, nó là vị thuốc quý hiếm, được dùng trong y học hiện đại và y học cổ truyền.Trước đây , y học hiện đại dùng xạ hương làm thuốc kích thích,cường dương, điều kinh dưới dạng cồn thuốc, thuốc viên hoặc thuốc hụt .Nay không dùng nữa. Trái lại, y học cổ truyền dùng xạ hương một cách phổ biến để chữa suy nhược thần kinh, trúng phong. kinh giản, mê sảng, tổn thương do ngã hoặc bị đánh đau mắt, đau thắt tim, cam tẩu mã. Liều dùng hàng ngày 0,004- 0,10g

Biệt dược nổi tiếng “Lục thần hoàn” và “Nhân đơn” trong có xạ hương và nhiều vị thuốc khác, là những mặt hàng dược phẩm được tín nhiệm cao trong nhân dân

Theo kinh nghiệm của đồng bào ở vùng núi cao, xạ hương (vài gam) phối hợp với quả hồi (5-6 cánh), Cỏ xước (30g), diêm sinh (0,4g), phơi khô, giã nhỏ, trộn đều, cho vào túi vải, rồi buộc vào rốn, ngay cả lúc giao hợp, để làm thuốc cai đẻ.

Ở Trung Quốc, trong các sách cổ, còn lưu truyền một loại thuốc dưỡng da cung đình để giữ sắc đẹp cho Từ Hy Thái hậu .Thuốc gồm xạ hương (0,4g), bạch Cương tàm (1,6g), băng phiến (0,8g), sơn tra (1,6g), đậu xanh (248). Tất cả nghiền thành bột mịn, nhào với nước đánh thật nhuyễn như kem, dùng bôi (Theo sách “Từ Hy Quang Tự y phường tuyển nghị” đời nhà Thanh). Bài thuốc chữa đau thắt tim gồm xạ hương tán nhỏ, dùng mỗi lần 0,03- 0,10g dưới dạng hoàn tán.

Ghi chú:

  • Phụ nữ có thai không được tiếp xúc với xạ hương.
  • Trong thực tế, nhiều loài cầy sống hoang cũng cho chất xạ có thể dùng thay thế như cầy hương (Viverricula indica Desmarest), cầy giông (Viverra Zibetha L.), cầy hương Mã Lai (Viverricula malaccensis Gray), cầy voi (Paradoxurus hermaphroditus Pallas).
  • Theo tài liệu nước ngoài, người ta đã tổng hợp được một chất tương tự muskon là exalton (exaltolid) Cũng có mùi Xạ rất mạnh và cũng được sử dụng trong ngành hương liệu cao cấp.
  • Hiện nay, hươu xạ có số cá thể ít dần trong thiên nhiên vì bị săn lùng ráo riết để lấy xạ. Do đó, nó đã được liệt vào danh sách những loài động vật quý, hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng của Sách Đỏ quốc gia.

*Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More