10 November 2022

0 bình luận

Huyết lình

10 November 2022

Tác giả: thuc


Huyết lình

Tên tiếng Việt: Huyết lình

Tên khoa học: Không có

Họ:

Công dụng: Dùng làm thuốc bổ máu cho phụ nữ sau khi đẻ, cho những người xanh xao gầy yếu, trẻ con gầy còm, chậm lớn, kém ăn.

Thu hái và chế biến

  • Vào mùa khỉ đẻ, vào tháng 5-6 âm lịch người ta đến những nơi khỉ hay ở và đi lại, tìm những mỏm núi đá là nơi khỉ hay ngồi sau khi đẻ để cạo lấy huyết đã khô đen. Có những mảng huyết đọng dày tới 1cm hay hơn.
  • Khi mới cạo về đem phơi nắng hay sấy khô, cất vào lọ hay gói kín để nơi khô ráo. Khi dùng để sấy khô tán nhỏ. Tại những chợ vùng núi nước ta vào các tháng 8-9 dương lịch, người ta thường đem bán huyết linh dưới dạng cục nhỏ bằng đầu ngón tay màu đen nâu như màu bã cà phê mùi tanh, khi dùng cần tán nhỏ để ngâm rượu hay cho vào cháo mà ăn.

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Soi kính hiển vi chỉ thấy toàn hồng cầu, có lẫn tạp chất bẩn khác.

Công dụng và liều dùng

  • Huyết lình là một vị thuốc nhân dân hay dùng làm thuốc bổ máu cho phụ nữ sau khi đẻ, cho những người xanh xao gầy yếu, trẻ con gầy còm, chậm lớn, kém ăn. Dùng ngoài dưới hình thức ngâm rượu để xoa bóp làm thuốc giảm đau, trong những trường hợp đau nhức, ngã hay bị thương và sưng đau.
  • Uống trong: ngày 1-2g huyết lình đã sấy khô tán nhỏ hay ngâm rượu. Nếu ngâm rượu cần hâm nóng lên trước khi uống để cho khỏi tanh.

Đơn thuốc có huyết lình dùng trong nhân dân:

  • Chữa trẻ con chậm lớn, kém ăn: huyết lình sấy khô tán nhỏ, cho vào cháo nóng cho trẻ con ăn vào buổi sáng. Mỗi lần cho uống 1-2g. Dùng luôn trong 7-10 ngày. Đơn thuốc này còn dùng cho phụ nữ sau khi đẻ bị xanh xao gầy yếu mà không uống được rượu.
  • Thuốc xoa bóp khi đau ngã: huyết linh không kể liều lượng, cho vào ngâm càng đặc càng tốt, thường một phần huyết lình 5 phần rượu. Khi dùng ngâm nóng mà xoa bóp vào chỗ sưng đau. Có thể dùng để uống.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More