10 November 2022

0 bình luận

Kê nội kim

10 November 2022

Tác giả: thuc


Kê nội kim

Tên tiếng Việt: Kê nội kim, Kê hoàng bì, Kê chuẩn bì, Màng mề gà

Tên khoa học: Corium stomachichum Galli A.

Họ: Phasianidae ( Trĩ )

Công dụng: dùng kê nội kim trong những trường hợp đau bụng, ăn uống không tiêu, bụng đầy chướng, nôn mửa, bệnh lỵ, viêm ruột già, tiểu tiện ra máu, dùng ngoài chữa mụn nhọt.

Nguồn gốc

  • Kê nội kim là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề gà Gallus domesticus Brisson thuộc họ Phasianidae.
  • Khi giết gà người ta lập tức ổ mề gà, bóc ngay lấy màng rồi mới rửa sạch phơi khô. Có người nói không rửa, nhưng thực tế phải rửa nhưng nhẹ tay để thức ăn còn sót lại trôi hết.
  • Màng tốt có màu vàng nâu, trên mặt có những vết nhăn dọc, chất dòn, dễ vỡ vụn, vết bẻ vụn có cạnh bong. Toàn màng mề gà dài chừng 3,5cm, rộng 3cm, dày chừng 5mm. quanh năm có thể thu hoạch, dùng trong nước và xuất khẩu.

Thành phần hoá học

Trong kê nội kim có chất protit và chất vị kích tố (ventriculin). Các chất khác chưa rõ.

Công dụng và liều dùng

  • Kê nội kim là một vị thuốc cổ truyền trong nhân dân Việt Nam và Trung Quốc. Vị thuốc được ghi trong thần nông bản thảo và Bản thảo cương mục.
  • Tài liệu cổ ghi: kê nội kim vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh phế và tỳ. Có tác dụng tiêu thuỷ cốc, lý tỳ vị.
  • Người ta dùng kê nội kim trong những trường hợp đau bụng, ăn uống không tiêu, bụng đầy chướng, nôn mửa, bệnh lỵ, viêm ruột già, tiểu tiện ra máu, dùng ngoài chữa mụn nhọt.
  • Liều dùng mỗi ngày uống 2-5g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Đơn thuốc có kê nội kim

  • Kê nội kim thiêu tồn tính (đốt thành than) tán nhỏ, rậy mịn dùng bôi chữa viêm niêm mạc cổ họng, viêm niêm mạc miệng, cam răng (đơn thuốc kinh nghiệm của nhân dân)
  • Ngoài kê nội kim, ta còn dùng gan gà Hepar Galli tươi hay phơi khô chữa quáng gà, đái dầm
  • Kê nội kim phơi khô tán nhỏ trộn với dầu bôi lên mụn nhọt sau lựng

Chú thích:

Tại Trung quốc một số nơi dùng cả màng mề vịt gọi là áp nội kim. Cùng một công dụng và liều lượng. Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu kỹ hơn.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More