10 November 2022

0 bình luận

Kẹn

10 November 2022

Tác giả: thuc


Kẹn

Tên tiếng Việt: Kẹn, Mác kẹn (Tày), Mã đẻ, Thất diệp thụ
Tên khoa học: Aesculus chinensis Bunge
Họ: Hippocastanaceae ( Kẹn)
Công dụng: Vỏ thường được dùng trị bệnh lỵ, đau đầu và kích thích tiêu hoá. Hạt được dùng chữa ngực bụng oi bức, bụng dạ đau đớn. Hạt cũng được dùng để ép dầu; dầu này có thể dùng làm xà phòng cứng.

Mô tả

  • Cây thân gỗ tới 25m, cành có nhiều lỗ bì, chồi có vẩy.
  • Lá kép chân vịt, mọc đối, có cuống dài khoảng 25cm; lá chét 6-7, thuôn ngọn giáo nhọn, thót lại ở gốc; có mũi nhọn, hơi có răng, dài 9-16cm, rộng 3-5,5cm, dai, nhẵn.
  • Hoa trắng, thành chuỳ dạng tháp mọc đứng hơi vượt quá lá.
  • Quả nang 1-3 ô, mỗi ô một hạt không nội nhũ, rốn hạt rất rộng, vỏ hạt dai, lá mầm dày.
  • Mùa ra hoa: tháng 5-7. Mùa ra quả:  tháng 8-9.

Bộ phận dùng

Hạt – Semen Aesculi; thường gọi là Sa la tử. Vỏ giữa thân cây cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái

Phổ biến trong các chỗ ẩm ở chân núi đá vôi các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hoà Bình, Thanh Hoá. Cũng được trồng làm cây cảnh. Còn phân bố ở Lào, Trung Quốc.

Thành phần hoá học

Có chất dầu có màu và chua, có hàm lượng chất béo là 27-30%. Khô dầu chứa 36% tinh bột. Hạt còn chứa các saponozit triterpen làm cho nó chát và đắng; chất chính là aescin; còn có acid oleic.

Tính vị, tác dụng

Hạt có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng lý khí khoan trung, hòa vị chỉ thống. Vỏ có tác dụng sát trùng, an thần, giảm đau. Nhân dân thường dùng vỏ để duốc cá do thành phần sapoinin trong đó.

Công dụng

Vỏ thường được dùng trị bệnh lỵ, đau đầu và kích thích tiêu hoá. Hạt được dùng chữa ngực bụng oi bức, bụng dạ đau đớn. Hạt cũng được dùng để ép dầu; dầu này có thể dùng làm xà phòng cứng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More