10 November 2022

0 bình luận

Khiếm thực

10 November 2022

Tác giả: thuc


Khiếm thực

Tên tiếng Việt: Khiếm thực, Kê đầu, Khiếm

Tên khoa học: Euryale ferox Salisb

Họ: Nymphaeaceae ( Họ súng )

Công dụng: thuốc bổ, làm săn (thu liễm), có tác dụng trấn tĩnh dùng trong các bệnh đau nhức dây thần kinh, tê thấp, đau lưng, đau đầu gối. Còn có tác dụng chữa di tinh, đi đái nhiều

 

Mô tả cây khiếm thực

  • Khiếm thực chính thức là một loại cây mọc ở đầm ao, sống hàng năm
  • Lá hình tròn rộng, nổi trên mặt nước, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím.
  • Mùa hạ, cành mang hoa trồi lên trên mặt nước, đầu cành có một hoa sáng nở chiều héo.
  • Quả hình cầu chất xốp màu tím hồng, mặt ngoài có gai, đỉnh còn đài sót lại, hạt chắc, hình cầu, màu đen

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Hiện chưa thấy trồng ở Việt Nam. Tại Trung Quốc được trồng ở ao đầm, nhiều tỉnh, đặc biệt các tỉnh giáp giới Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam đều có.
  • Tháng 9-10 quả chín hái về, xay vỡ, sảy lấy hạt rồi lại xay bỏ vỏ hạt lấy nhân phơi khô hay sấy khô.

Thành phần hóa học của khiếm thực

  • Theo Thực vật học tạp chí (Trung Quốc) số 51. 324. (1987) trong khiếm thực có nhiều tinh bột và catalase.
  • Theo phân tích của hệ dinh dưỡng thuộc Sở vệ sinh Trung ương 1957 thì trong khiếm thực có 4,4% chất protid, 0,2 chất béo, 32% hydrat citcbon, 0,009% chất canxi, 0,11% photpho, 0,004% sắt, 0,006% vitaminC.

Công dụng và liều dùng

  • Ngoài công dụng làm thức ăn, trong đông y khiếm thực được coi là một vị thuốc bổ, làm săn (thu liễm), có tác dụng trấn tĩnh dùng trong các bệnh đau nhức dây thần kinh, tê thấp, đau lưng, đau đầu gối. Còn có tác dụng chữa di tinh, đi đái nhiều, phụ nữ khí hư bạch đới.
  • Liều dùng: Ngày uống 10-30g dưới hình thức thuốc sắc, thuốc viên hoặc thuốc bột.
  • Theo tài liệu cổ, khiếm thực có vị ngọt, chát, tính bình, vào 2 kinh tỳ và thận. Có tác dụng bổ tỳ, ích thận, chỉ tả, sáp tinh. Chữa di tinh, bạch đới đại tiện lỏng, tiểu tiện không chủ động.

Đơn thuốc có khiếm thực 

  • Bài thuốc Thủy lục nhị tiên đơn, dùng chữa bệnh thần kinh suy nhược, di mộng tinh, hoạt tinh, lỵ mãn tính, viêm ruột mãn tính: Khiếm thực và kim anh tử, hai vị bằng nhau, tán nhỏ, thêm mật làm thành viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3-5g. Uống với nước nóng.
  • Thủy là dưới nước, lục là trên đất. Vì khiếm thực mọc ở dưới nước, kim anh mọc ở trên đất, do đó có tên thủy lục đơn.
  • Trị tiêu chảy trẻ em do tỳ hư: Bài Sâm linh Bạch truật tán gia giảm: Sơn dược, Khiếm thực, Đảng sâm, Bạch linh, Ý dĩ nhân, Trần bì đều 10g, Bạch truật, Trạch tả, Thần khúc đều 6g, Cam thảo 3g, sắc uống.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More