10 November 2022

0 bình luận

Khôi nước

10 November 2022

Tác giả: thuc


Khôi nước

Tên gọi khác: Cẩm tử diệp

Tên khoa học: Baliospermum montanum (Willd.) Muell. - Arg.

Họ: Euphorbiaceae ( Thầu dầu)

Công dụng: chữa viêm họng và giải độc, dùng chữa rắn cắn.

Mô tả

  • Cây nhỏ, cao 1,5m. Cành có cạnh, hơi có lông.
  • Lá hình elip hoặc mác thuôn, dài 10 – 18 cm, rộng 5 – 7 cm, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, mép có răng to, đôi khi xẻ 3 thuỳ, mặt dưới có ít lông ở gần, gân gốc 5, gân bên ngắn, gốc lá có 2 tuyến; cuống lá dài 4 – 7 cm, có ít lông ngắn; lá kèm dày, dài 1 mm.
  • Cụm hoa thường đơn tính, mọc ở kẽ lá, dài 2 – 5 cm, hoa mọc tụ tập 1 – 3 cái ở mấu, hoa đực nhiều, có cuống, hoa cái ít hơn. Hoa đực có 5 lá đài, những lá phía trong rất phát triển, dài 1,5 – 2 mm, nhị 17 – 18; hoa cái có 5 lá đài dài 2 mm, có lông ở lưng, mép có răng nhỏ, bầu hình cầu, 3 ô, noãn đảo.
  • Quả nang, có lông, đường kính 1 cm, khi chín nứt làm 3 mảnh; hạt hình bầu dục, lốm đốm nâu.

Phân bố, sinh thái

Chi Baliospermum Blume chỉ có hai loài ở Việt Nam, trong đó có loài khối nước (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2003). Cây phân bố rộng rãi từ vùng núi thấp đến trung du và ở cả đồng bằng như: Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Bình Dương, Tây Ninh, An Giang, Cần Thơ… Trên thế giới, loài này có ở Trung Quốc, Lào, Mianma, Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Khôi nước là cây ra sáng, có khả năng chịu hạn tương đối tốt; thường mọc ở đồi, tràng cây bụi thấp, các bãi hoang quanh làng, những cây được chiếu sáng đầy đủ ra hoa quả nhiều hơn cây bị che bóng. Tái sinh tự nhiên từ hạt và mọc cây chồi sau khi bị chặt.

Bộ phận dùng

Hạt, rễ, lá.

Thành phần hóa học

Rễ cây khi nước chứa các phorbol ester: 12 – deoxyphorbol – 13 – palmitat, baliospermin – 12 deoxy – 5β – hydroxyphorbol – 13 – myristat và 12 – deoxy – 16 – hydroxyphorbol – 13 – palmitat.

Tác dụng dược lý

  • Cao chiết với ethanol 50% của toàn cây khôi nước đã thể hiện tác dụng làm giảm huyết áp và ức chế đáp ứng tăng huyết áp với adrenalin trong thử nghiệm trên mèo.
  • Hạt có tác dụng tẩy mạnh, hạt có tác dụng kích ứng và gây sung huyết da.
  • Rễ cũng có tác dụng tẩy, nhưng yếu hơn hạt.

Tính vị, công năng

Hạt, dầu hạt, rễ, lá có tác dụng tẩy. Hạt gây kích thích.

Công dụng

Ở Việt Nam, nhân dân một số nơi dùng rể làm thuốc chữa viêm họng và giải độc, Lá dùng chữa rắn cắn.

  • Ở Trung Quốc, hạt khôi nước dùng thay cho hạt ba đậu, với liều cao sẽ gây độc mạnh.
  • Ở Ấn Độ, rễ và lá có tác dụng tương tự và được dùng trong y học dân gian chữa phù và phù toàn thân. Rễ và hạt được dùng làm thuốc tẩy và trị rắn cắn. Lá dùng trị hen và bong gân. Lá được vò nát, sao với một ít mỡ động vật, để nguội, dùng đắp vào khớp đau và quấn bằng vải lỏng. Khôi nước có trong thành phần một bài thuốc dùng điều trị sỏi niệu và một bài thuốc khác dùng điều trị bệnh tim.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More