10 November 2022

0 bình luận

Kiệu

10 November 2022

Tác giả: thuc


Kiệu

Tên tiếng Việt: Kiệu, Dã phỉ, Giối banh

Tên khoa học: Allium chinensis G. Don

Họ: Alliaceae (Hành)

Công dụng: Chữa cảm cúm, kích thích tiêu hoá, đái rắt, phụ nữ có thai bị lạnh, đau bụng, bạch đới, lỵ, ngã ngất hôn mê, bỏng.

 

 

Mô tả cây

  • Cây thảo nhỏ có thân hành màu trắng, hình trái xoan thuôn, bao bởi nhiều vảy mỏng. Lá mọc ở gốc, hình dải hẹp, nửa hình trụ, dài 15-60cm, rộng 1,5-4mm. Cụm hoa hình tán kép trên một cuống hoa dài 15-60cm, mang 6-30 tán hoa màu hồng hay màu tím.
  • Mùa hoa: tháng 6-8

Phân bố, sinh thái

  • Nguyên sản của Trung Quốc, sau lan xuống phía nam, đến Lào, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Ở Việt Nam, kiệu cũng được trồng khá phổ biến ở những tỉnh miền núi giáp biên giới phía bắc như Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng và Lạng Sơn. Cây đặc biệt ưa ẩm, ưa sáng hoặc chỉ hơi chịu bóng. Kiệu cũng ưa khí hậu mát, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng từ 15 đến 25 oC.
  • Kiệu được dùng rộng rãi ở nông thôn để lấy củ muối dưa, làm gia vị hay làm thức ăn.

Bộ phận dùng

Cả cây (bỏ rễ) .

Thành phần hoá học

Thân hành cây kiệu chứa chinenosid II. Dịch chiết methanol kiệu cho các saponin steroid. Dịch chiết kiệu chứa laxogenin là hoạt chất có tác dụng kháng u cao (CA 114: 135660 h)

Tính vị, công năng

Kiệu có vị cay đắng, tính ấm; có tác dụng làm ấm bụng, tán khí kết, khỏi đầy hơi, bổ thận khí, mạnh dương; còn có tác dụng lợi tiểu.

Công dụng

Kiệu cũng dùng chữa đái dắt và bạch trọc như hành củ. Lại dùng chữa phụ nữ có thai bị lạnh đau bụng, trị lỵ, ngã ngất hôn mê, bỏng. Nếu ăn được đều thì chịu được rét lạnh, bổ khí, điều hòa nội tạng, cho người ta béo khoẻ.

Đơn thuốc:

  1. Chữa phụ nữ có thai bị lạnh đau bụng, thai không yên: Dùng Kiệu 32g, Đương quy 8g, sắc uống.
  2. Chữa đi lỵ: Dùng một nắm Kiệu nấu cháo ăn.
  3. Chữa tự nhiên ngã ngất hôn mê như chết, hoặc trong khi ngủ mà bỗng dưng bị chết là do trúng khí độc: Lấy Kiệu giã vắt lấy nước cốt, nhỏ vào mũi sẽ tỉnh.
  4. Chữa bị bỏng: Dùng Kiệu giã nhỏ, hoà với mật, vắt lấy nước bôi thì chóng lành (theo Lê Trần Đức).

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More