10 November 2022

0 bình luận

Kim ngân rừng

10 November 2022

Tác giả: thuc


Kim ngân rừng

Tên tiếng Việt: Kim ngân rừng

Tên khoa học: Lonicera bournei Hemsl.

Họ: Caprifoliaceae (Cơm cháy)

Công dụng: Dùng thay Kim ngân.

 

 

Mô tả

  • Cây bụi leo. Cành hình trụ, có lông ngắn, màu vàng nhạt. Lá mọc đối, hình trái xoan – mũi mác, dài 2-7 cm, rộng 2 – 3,5 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên xanh sẫm bóng, mặt dưới rất nhạt; gân lá và mép lá có lông.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá phía gần ngọn, gồm hai hoa; lá bắc và lá bắc con hình mác, có lông; hoa màu trắng sau vàng; đài 5 răng hình tam giác, có lông ngắn dạng mi; tràng có ống hình trụ hẹp, dài 3,5 – 4,5 cm, mang ít lông đơn hoặc lông tuyến; nhị 5, đính ở họng tràng, hơi thò ra ngoài; bầu nhẵn.
  • Quả ít gặp. Mùa hoa quả : tháng 11-2.

Phân bố, sinh thái

Loài kim ngân rừng thuộc diện hiếm trên thế giới. Cây chỉ mới được phát hiện ở vùng Sầm Nưa (Lào) và Lai Châu (Việt Nam). Độ cao phân bố của cây khoảng trên 1000m. Kim ngân rừng là cây ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc trong quần hệ núi đá vôi, lẫn với một số loại cây bụi và dây leo khác. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa hè thu, ra hoa quả nhiều. Chưa gặp cây con mọc từ hạt. Cây bị chặt phá nhiều lần vẫn có khả năng tái sinh tốt. Có thể trồng được bằng cành. Kim ngân rừng là loài hiếm trong số các loài kim ngân hiện có ở Việt Nam. Vì thế cây đã được đưa vào Sách Đỏ từ năm 1996, để ưu tiên bảo tồn.

Bộ phận dùng

Hoa sắp nở (có lẫn một số hoa đã nở), thân và cành, phơi hoặc sấy khô.

Tính vị, công năng, công dụng

Những người làm thuốc và nhân dân vẫn cho rằng kim ngân rừng có tính vị, công năng và công dụng như kim ngân nên có thể dùng thay thế.

*Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More